Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn và những thế hệ con cháu Bác Hồ

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong chuyến tháp tùng Hồ Chủ tịch.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong chuyến tháp tùng Hồ Chủ tịch.
(PLVN) - Dù đã đi xa, trong những di sản vĩ đại mà Bác để lại cho dân tộc còn có cả những câu chuyện đẹp, những bài học lớn lao từ cuộc đời Bác, để bao thế hệ lãnh đạo lẫn nhân dân noi gương, học tập, thực hành và hoàn thiện bản thân. 

Những người học trò xuất sắc của Bác Hồ

Sinh thời, Bác có không ít người học trò giỏi. Nói học trò không mang ý nghĩa “bái sư làm thầy” thông thường. Đó chính là những người từng thân cận với Bác, ở bên Bác, được Bác tận tình chỉ bảo điều hay lẽ phải, cũng như học hỏi ở Bác thông qua cách Bác làm việc, cách ứng xử, lối sống hàng ngày.

Các học trò giỏi của Bác, phải kể đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GS Trần Đại Nghĩa, đồng chí Trường Chinh, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đồng chí Vũ Kỳ, cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn, cố Tổng Bí thư Đỗ Mười, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng…

Là người thường được tháp tùng Bác trong những chuyến đi, những bài học từ nhân cách sống của Bác thấm nhuần trong lòng cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cũng là người vinh dự được dùng cơm với Bác rất nhiều lần, cố Thủ tướng học rất nhiều điều thông qua những bữa cơm ấy. Trước đây, cố Thủ tướng từng kể lại rằng bữa ăn nào Bác cũng ăn tiết kiệm, vừa đủ không bỏ món thừa, không vương vãi một hạt cơm.

Bác rất thích ăn những món dân dã như cà dầm tương, mắm, canh cua với rau chuối thái ghém hoặc dọc mùng. Những hôm mời khách ăn cơm, bao giờ Bác cũng báo trước cho đồng chí cấp dưỡng biết để chuẩn bị và số tiền đãi khách đó được trừ vào tiền lương của Bác, không bao giờ người dùng vào tiền công quỹ. Bác thường mời cơm thân mật một số đồng chí trong Bộ Chính trị, đôi khi cả gia đình một số đồng chí trong Trung ương, cán bộ, các anh hùng dũng sĩ miền Nam ra báo cáo công tác hoặc chữa bệnh. Những lần tiếp khách như vậy bao giờ Người cũng nhắc các đồng chí phục vụ nấu những món ăn phù hợp khẩu vị của khách để anh em ngon miệng…

Nhiều năm gắn bó với đồng chí Phạm Văn Đồng, ông Nguyễn Tiến Năng, nguyên là Trợ lý của đồng chí Phạm Văn Đồng kể lại: Từ năm 1926, khi được gặp Bác Hồ ở Quảng Châu cho đến tận những năm sau này sống, làm việc gần Bác, đồng chí Phạm Văn Đồng đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ một cách tuyệt vời. Tất cả sinh hoạt hàng ngày gần giống Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc sống, làm việc, sinh hoạt rất giản dị, sâu sắc.

“Khi cùng làm việc với Bác Hồ và cả sau khi Bác mất, đồng chí Phạm Văn Đồng luôn giữ nếp sống rất đơn giản với một chút cơm, một chút cá hoặc thịt và mấy cọng rau, bữa ăn rất giản dị. Tác phong công việc, cách quan hệ, tiếp xúc với mọi người, đồng chí Phạm Văn Đồng đều chịu ảnh hưởng từ Bác Hồ”, ông Nguyễn Tiến Năng kể lại.

Trước khi qua đời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng dặn dò con trai của mình “ba không có tài sản gì để lại cho con, ba chỉ để lại một sự nghiệp”. Nghiêm túc trong công việc nhưng giản dị, chan hòa trong cuộc sống, gần gũi tất cả mọi người từ những người bình thường nhất. Một cuộc đời vì nước, vì dân, người học trò giỏi của Bác đã thực sự học tập và làm theo lời Bác đến tận cuối cuộc đời.

Một người học trò xuất sắc khác của Bác là đồng chí Vũ Kỳ. Đồng chí Vũ Kỳ được biết đến là một trong những người có nhiều thời gian ở bên Bác nhất. Cho đến khi mất vào năm 2005, đồng chí Vũ Kỳ thọ 84 tuổi, trong đó có 65 năm tuổi Đảng, gần 60 năm gắn bó với Bác Hồ, trong đó có 24 năm làm thư ký, 35 năm tham gia công việc giữ gìn và phát huy di sản Hồ Chí Minh.

Đồng chí Vũ Kỳ đã trở thành một học trò cả đời của Bác. Những năm tháng gắn bó với Bác, cạnh ông luôn có cuốn sổ ghi nhật ký công tác khi đi theo Bác, đó không chỉ là một nghiệp vụ, đó còn là cách mà ông ghi lại những điều Bác dạy, phong cách sống, cách hành xử, nhân cách của Bác… Để rồi sau này, những quyển sách Những bức thư kể chuyện Bác Hồ; Khi người Việt Nam đầu tiên vào Kremli; Bác Hồ viết Di chúc; Người suy nghĩ về tuổi trẻ chúng ta; Càng nhớ Bác Hồ; Truyện kể về Bác Hồ, Những chặng đường trường kỳ kháng chiến; Thư ký Bác Hồ kể chuyện… được xuất bản, góp phần giúp nhân dân hiểu thêm về Bác, càng hăng say học tập làm theo tấm gương Bác. 

Đồng chí Vũ Kỳ, người học trò trung thành, tận tụy của Bác.
 Đồng chí Vũ Kỳ, người học trò trung thành, tận tụy của Bác.

Trọn cuộc đời mình theo Bác, học tập Bác từ nhân cách, lối sống, tác phong làm việc… Đến khi Bác ra đi, đồng chí Vũ Kỳ đã báo cáo với Trung ương xin được tình nguyện ở lại đóng góp công sức chăm lo cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy tác dụng lâu dài di sản của Bác Hồ để lại. Cuộc đời đồng chí Vũ Kỳ là câu chuyện đầy cảm động về một người học trò giỏi giang, tận tụy và trung thành của Bác.

Và hàng triệu học trò ngày nay

Những học trò xuất sắc từng được cận kề với Bác nay đã lần lượt đi xa. Nhưng may mắn thay, lớp học trò kế cận vẫn luôn tiếp bước. Đó là những vị lãnh đạo quốc gia ngày đêm lao tâm vì việc nước, đó là những nhà khoa học tận tụy cống hiến những thành tựu nghiên cứu cho đất nước, cho thế giới, là những con người bình dị hoạt động trong nhiều lĩnh vực, hết lòng trong công việc, phụng sự cho nhân dân…

Hàng năm, những đợt phát động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn được hưởng ứng nhiệt liệt tại các địa phương trên cả nước, từ thành thị đến nông thôn, miền núi.

Và từ những đợt phát động ấy, nhiều gương sáng điển hình trong mọi tầng lớp đã lộ diện. Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tuyên dương 130 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 130 học sinh, sinh viên được vinh danh là những điển hình xuất sắc trong các hoạt động học tập, phong trào; là tấm gương về đạo đức, lối sống, tinh thần đoàn kết, nhân ái, dũng cảm, trung thực, yêu đất nước, quê hương...

Trong đó có học sinh Linh Thị Hồng (lớp 4A2, Trường Tiểu học Ngọc Thanh C, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) là người dân tộc Sán Dìu. Dù khuyết tật bẩm sinh, 2 tay bị teo không thể cầm viết, nhưng vượt lên khó khăn, em kiên trì theo đuổi ước mơ đến trường. Ba năm liền, cô học trò viết, vẽ bằng chân này đều được đánh giá hoàn thành xuất sắc các môn học/hoạt động giáo dục. 

Đó là sinh viên Lê Thị Thu Ngân (lớp K23KEU-QTH, Khoa Đào tạo quốc tế Trường Đại học Duy Tân) đã tích cực tham gia các cuộc thi Đổi mới sáng tạo khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên các cấp. Cùng bạn bè, Ngân đã không ngừng nghiên cứu và tạo ra những dự án có thể mang đến giá trị cộng đồng, góp phần giải quyết các vấn đề đáng quan tâm như sức khỏe, môi trường… Đó là những người trẻ không chỉ có tài năng, mà còn đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp được học hỏi từ Bác Hồ, họ xứng đáng là những hạt nhân tương lai của đất nước. 

Còn nữa, những cô giáo vùng cao đang ngày đêm bám bản, bám làng, không ngại vất vả, mệt nhọc, thiệt thòi và thiếu thốn, thuyết phục người dân cho con đến trường, dạy các em con chữ để có tương lai tươi sáng hơn. Người lính biên phòng canh giữ đảo xa, đảo đã trở thành nhà, chấp nhận sự chia cách với gia đình, sự thiếu thốn về vật chất để giữ vững biển đảo quê hương.

Và những ngày dịch bùng phát này nữa. Những y, bác sĩ, nhân viên y tế căng mình chống dịch. Bỏ qua những hiểm nguy cận kề, hy sinh hạnh phúc của bản thân, vì trách nhiệm của lương y là phải thế, phải bảo vệ bình an và sự khỏe mạnh cho người dân.

Tất cả những con người đẹp đẽ ấy, tất cả những câu chuyện hay ho, cảm động vẫn ngày ngày diễn ra trong cuộc sống chúng ta, chẳng phải là chuyện về những người học trò theo gương Bác, sống và học tập theo lời Bác dạy để xây dựng đất nước phát triển, gìn giữ và phát huy di sản của người Thầy vĩ đại để lại hay sao?

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.