Xuất hiện nhiều dạng hành vi mới của tội phạm mua bán người

Cơ quan chức năng Trung Quốc làm thủ tục trao lại trẻ em bị lừa bán cho cơ quan chức năng Việt Nam. Sự kiện diễn ra trước khi bùng phát dịch COVID - 19.
Cơ quan chức năng Trung Quốc làm thủ tục trao lại trẻ em bị lừa bán cho cơ quan chức năng Việt Nam. Sự kiện diễn ra trước khi bùng phát dịch COVID - 19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tội phạm mua bán người đã xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố, nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà có cả nam giới, trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê....

Không chỉ mua bán phụ nữ, trẻ em

Đánh giá của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cho biết, những năm gần đây, khu vực châu Á- Thái Bình Dương, nhất là các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (trong đó có Việt Nam), tình hình tội phạm mua bán người rất phức tạp. Số số nạn nhân bị mua bán khoảng là 11,7 triệu người (chiếm 70% số nạn nhân bị mua bán trên thế giới, trong đó 55% là phụ nữ, trẻ em gái; 45% là nam giới). Ước tính mỗi năm lợi nhuận từ hoạt động tội phạm mua bán người tại khu vực này đạt hàng chục tỷ đô la.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của các đơn vị, địa phương, từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2021, đã phát hiện xảy ra gần 3.500 vụ, với 5.000 đối tượng, lừa bán gần 7.500 nạn nhân (từ năm 2019 đến nay, đã phát hiện xảy ra hơn 370 vụ, với gần 500 đối tượng, lừa bán hơn 550 nạn nhân). Tội phạm mua bán người đã xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố, nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê....

Trong đó, có nhiều vụ mua bán trẻ sơ sinh, bào thai sang Trung Quốc; mua bán nội tạng; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Gần 85% số vụ mua bán người ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Cam-pu-chia, Lào và Trung Quốc, trong đó, sang Trung Quốc chiếm 75%.

Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng chủ yếu là lợi dụng tình trạng khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp, nhẹ dạ cả tin của người bị hại để lừa bán nạn nhân từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp, hoặc ra nước ngoài, trong đó trên 85% nạn nhân là phụ nữ, trẻ em. Thời gian gần đây, đối tượng phạm tội lợi dụng chính sách mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh tổ chức thành những đường dây đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch, thăm thân, lao động trái phép. Sau đó thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú, bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục.

Đối tượng phạm tội chủ yếu là lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về tội mua bán người (chiếm 22%); người nước ngoài thông qua công ty môi giới vào Việt Nam dưới dạng thăm quan, du lịch, hoạt động kinh doanh rồi móc nối, cấu kết với cò mồi, môi giới người Việt Nam, dẫn dắt hình thành những đường dây mua bán người xuyên quốc gia, quốc tế. Thậm chí, một số người từng là nạn nhân hoặc lấy chồng người nước ngoài khi về thăm quê lại trở thành thủ phạm dụ dỗ, lừa bán những phụ nữ, trẻ em khác, kể cả người thân trong gia đình; hoặc lợi dụng việc buôn bán, làm ăn qua lại biên giới hay kinh doanh các dịch vụ dọc biên giới thông thạo địa bàn đã tham gia hoạt động phạm tội.

Trước tình hình tội phạm mua bán người liên tục có những diễn biến phức tạp, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành địa phương đã luôn coi công tác phòng, chống mua bán người là một nhiệm vụ trọng tâm, triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi loại tội phạm này, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Cụ thể, trong công tác điều tra, truy tố và xét xử, lực lượng Công an phối hợp với Biên phòng các cấp đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình; xây dựng và phối hợp triển khai hàng chục kế hoạch nghiệp vụ, điều tra theo tuyến, địa bàn trọng điểm; hàng năm, mở cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc; phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng các nước có chung đường biên giới triển khai các biện pháp phòng ngừa, trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, bắt giữ, chuyển giao đối tượng phạm tội, giải cứu nạn nhân.

Về kết quả, từ năm 2019 đến tháng 6/2021, lực lượng Công an, Biên phòng đã điều tra, khám phá hơn 320 vụ, bắt 420 đối tượng phạm tội mua bán người và các tội có liên quan đến mua bán người.

Ngoài ra, các mặt công tác khác như tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; xây dựng, hoàn thiện pháp luật; hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người cũng không ngừng được tăng cường và thực hiện hiệu quả. Qua đó góp phần giải cứu, tiếp nhận và hỗ trợ hàng trăm nạn nhân bị mua bán hồi hương, tái hòa nhập cộng đồng.

Nghiên cứu xây dựng án lệ trong hoạt động mua bán người

Bên cạnh những kết quả trên, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp, trong nước còn tiềm ẩn nhiều đường dây, băng nhóm hoạt động, chưa có điều kiện điều tra, khám phá; công tác truyền thông ở nhiều địa phương còn dàn trải, diện bao phủ chưa nhiều...

Tiến độ xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, nhất là các văn bản hướng dẫn cơ sở thực hiện còn chậm, nội dung chưa cụ thể nên còn có những địa phương nhận thức chưa thống nhất; công tác giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mua bán người còn hạn chế.

Nhận định công tác phòng, chống mua bán người là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp, đặc biệt là trong xu thế tình hình tội phạm trên thế giới và khu vực ngày càng gia tăng. Để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước, từng bước nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp trọng tâm.

Theo đó, Cơ quan Thường trực phòng, chống tội phạm các cấp phải làm tốt vai trò tham mưu cho Chính phủ và UBND các cấp; hàng năm, chỉ đạo thực hiện điểm Chương trình phòng, chống mua bán người tại một số địa phương. Nghiên cứu kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nuôi con nuôi trong nước, con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng như phòng ngừa các hành vi mua bán trẻ em trong hoạt động nhận nuôi con nuôi.

Cùng với đó, phải tổ chức điều tra cơ bản nắm chắc tình hình hoạt động tội phạm mua bán người và các đối tượng khác có liên quan, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm mua bán người.

Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, lực lượng chức năng các nước, tổ chức quốc tế, nhất là, cơ quan chức năng nước có chung đường biên giới, nước có đông nạn nhân là người Việt Nam, nhằm trao đổi thông tin, thiết lập đường dây nóng, xác định đầu mối phối hợp điều tra, bắt giữ, chuyển giao, truy nã đối tượng phạm tội và giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân bị mua bán. Đồng thời các cơ quan tiến hành tố tụng nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm; lựa chọn án điểm và tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án mua bán người; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt với nạn nhân là trẻ em.

Đặc biệt, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là tổng kết, sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống mua bán người. Xây dựng hướng dẫn bảo đảm áp dụng thống nhất trong hoạt động xét xử các vụ án mua bán người, nghiên cứu xây dựng án lệ; rà soát, hoàn thiện các quy định về quản lý hộ tịch, tăng cường kiểm tra công tác hộ tịch, đăng ký kết hôn…

Một giải pháp cũng rất quan trọng là đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người. Phối hợp, trao đổi thông tin với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol), Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á (Aseanapol); lực lượng chức năng các nước láng giềng, các nước có đông nạn nhân là người Việt Nam để trao đổi thông, thiết lập đường dây nóng, xác định cơ quan đầu mối phối hợp điều tra, bắt giữ, chuyển giao tội phạm, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán.

Đọc thêm

Có 3 tiền án nhưng vẫn không quên nghề 'đạo chích'

Đối tượng Lại Trung Thành cùng tang vật thu giữ trong vụ án.
(PLVN) - Tại cơ quan điều tra, Lại Trung Thành bước đầu thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Bản thân Thành từng có 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản, tổng thời gian chấp hành án phạt tù là 8 năm 6 tháng.

Thanh Hóa: Tổ chức sử dụng ma túy trong đám cưới

Các đối tượng: Chung, Minh, Ba, Nam (từ phải qua trái)
(PLVN) - Một số đối tượng có biểu hiện tổ chức sử dụng ma túy tại đám cưới của Phùng Văn Chung nên đã triệu tập lên Công an xã làm việc và test nhanh ma túy. Qua test nhanh nước tiểu trong cơ thể của Phùng Văn Chung, Đặng Trọng Minh kết quả đều dương tính với ma túy.

Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây ra hơn 10 vụ trộm cắp

Đối tượng Lê Sỹ Đào
(PLVN) - Ngày 24/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, Công an huyện Yên Thành vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng Lê Sỹ Đào (SN 1986, trú tại xóm 7, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn). Đây là đối tượng đã gây ra hàng chục vụ trộm cắp tài sản.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.