Xứ Nghệ trong cơn đại hạn

Hậu quả của những đợt nắng nóng vừa qua đã làm cho nhiều nơi trên địa bàn của  tỉnh Nghệ An không còn nước uống. Hầu hết các hồ đập, giếng đào đã khô cạn, cộng với chuyện thiếu điện đã khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn.

Hậu quả của những đợt nắng nóng vừa qua đã làm cho nhiều nơi trên địa bàn của  tỉnh Nghệ An không còn nước uống. Hầu hết các hồ đập, giếng đào đã khô cạn, cộng với chuyện thiếu điện đã khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn.

1. Cuộc sống đảo lộn vì… mất điện và “mất nước”

Hàng loạt đợt nắng nóng trên 400C kéo dài và liên tục trong nhiều tháng qua đã khiến cho cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây gặp vô vàn khó khăn. Tại nhiều huyện, người dân phải mang vác thùng, can nhựa đi lấy nước khá xa xôi. Chỉ những nhà có giếng khoan thì may ra có nước dùng, còn lại phải đi xin nhờ. Tuy nhiên giếng khoan cũng chỉ chảy nhỏ giọt và do mất điện nên cũng không thể nào bơm được…

b
Nhiều diện tích không thể cấy được vì khô hạn

Những cơn gió Lào thổi quần quật suốt ngày đêm khiến người dân không thể chợp mắt nổi. Buổi trưa mỗi người một chiếc quạt nan cứ phe phẩy suốt mà vẫn không thể nào làm khô những giọt mồ hôi ướt đẫm trên cơ thể. Những chiếc giường nóng rẫy khiến không ai muốn đặt lưng, vậy là người dân cứ la liệt nằm dưới.

Mỗi đêm mất điện quả là nỗi ám ảnh với người dân nơi đây, họ cứ lang thang hết chỗ này đến chỗ nọ, ở những bãi đất trống trên cao, nhà trẻ, nhà văn hóa có chỗ thoáng mát để mong qua cơn “đại nhiệt”. Bà Nguyễn Thị Minh ở Yên Thành than thở: “Chưa khi nào mà nóng đến như ri. Nước thì không có uống, trời nóng hầm hập mà lại mất điện thường xuyên. Mấy tháng ni rồi người dân nơi đây cơ cực lắm, nếu kéo dài nữa chắc chúng tôi chết mất...”.

Nắng nóng, mất điện… đã khiến người dân vùng này, nhất là người già, trẻ em gặp nhiều bệnh như dị ứng da, biếng ăn, tiêu chảy, nổi mụn nhọt, khắp người. Tại các bệnh viện tuyến huyện và các trạm y tế xã trên địa bàn, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị những loại bệnh này ngày một tăng.

2. Hàng ngàn ha lúa hè thu có khả năng chết cháy

Khô hạn nhiều tháng đã khiến cho việc sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều vùng trâu bò không còn nước để uống, cây cối thì quắt quoe, khô héo.  Vụ Hè thu này, tỉnh Nghệ An dự kiến cấy khoảng 55 ngàn ha, nhưng thực tế vét hết các hồ đập cũng chỉ đủ nước cấy được 48 ngàn ha, còn lại 7 ngàn ha phải bỏ hoang vì không có nước. Số diện tích đã cấy cũng chưa chắc được đảm bảo vì hiện nay các hồ đập trên địa bàn Nghệ An chỉ còn khoảng 30% mức nước. Nhiều hồ đập đã cạn trơ đáy.

b
Trời quá nóng khiến người dân nằm la liệt dưới nền nhà

Nhiều huyện do cạn hết nước sông nên bị nước biển xâm nhập ăn sâu vào diện rộng khiến không thể nào gieo cấy được như huyện Nghi Lộc có đến bangàn ha, nhưng vụ hè thu này không hề cấy được mét vuông nào. Các huyện như Hưng Nguyên, vùng hạ Đô Lương cũng không thể nào cấy được. Ở huyện Yên Thành đã có gần 150 ha ngô, đậu, dưa hấu bị chết do thiếu nước và có đến 1.500 ha lúa đã cấy bị hạn hán đe dọa nghiêm trọng và có nguy cơ chết cháy.

Theo nhận định của ông Nguyễn Thọ Cảnh- Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An thì: “Đây là đợt hạn hán nặng nhất trong vòng 70 năm qua. Từ đầu năm đến nay, lượng mưa trên địa bàn tỉnh là quá ít, chỉ đạt 255mm. Nếu trong vòng 5 ngày nữa không có mưa thì khoảng 7 ngàn ha lúa hè thu sẽ chết cháy”.

Nhằm hỗ trợ người dân chống chọi lại với cơn hạn lịch sử, Nghệ An đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho nông dân để vượt qua khó khăn. Trước mắt. tỉnh đã lên kế hoạch hỗ trợ trên 15 tỷ đồng cho các địa phương mua dầu, sắm máy bơm, nạo vét các sông, kênh mương dẫn nước và chuẩn bị một lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu để chuẩn bị khi có mưa xuống thì cung ứng kịp thời cho nông dân. Những diện tích không cấy được, Nghệ An có kế hoạch sẽ chuyển đổi sang trồng ngô và tỉnh sẽ hỗ trợ nông dân giống ngô.

Nếu như cơn đại hạn kéo dài trong những ngày sắp tới thì nông dân Nghệ An sẽ thiếu lương thực trầm trọng trong những ngày giáp hạt, vì nông dân ở đây chỉ sản xuất 2 vụ và muốn có lúa gạo trở lại thì phải đợi 8 tháng sau mới có lúa trở lại. Về vấn đề này, Nghệ An cũng đã có phương án chuẩn bị để sẵn sàng hỗ trợ cho nông dân khi thiếu đói. 

Ngọc Quý

Đọc thêm

Kiên Giang: Bắt giam đối tượng cầm đầu hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê

02 bị can Danh Út Hiểu và Đặng Hoàng Lâm (từ trái sang).
(PLVN) - Sáng ngày 3/5, Thượng tá Nguyễn Hoàng Phương – Phó trưởng Công an, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho biết: Chiều tối ngày 2/5, Cơ quan đã tống đạt quyết định khởi vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.