Xử lý các dự án yếu kém - không có “phương án hoàn hảo”, chỉ có 'phương án tối ưu'

Các dại biểu dự buổi tọa đàm
Các dại biểu dự buổi tọa đàm
(PLVN) - Đó là quan điểm được các đại biểu đưa ra tại Tọa đàm “Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 5/4.

Thông tin tại tọa đàm, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến nay, một số dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương đã có bước chuyển biến tích cực, có dự án đã hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận. Tiêu biểu là Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sau 11 năm “đóng băng” đã tổ chức đốt lửa lần đầu tổ máy số 1 ngày 23/3 vừa qua, hướng tới mục tiêu hòa lưới điện vào ngày 30/4 và đốt than lần đầu tổ máy 1 vào ngày 16/6 tới đây.

Sau hơn 3 năm triển khai Đề án xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp (DN) chậm tiến độ kém hiệu quả thuộc ngành công thương (Đề án 1468), ngày 4/11/2021, đã có 5 dự án được ra khỏi danh sách 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Trong số này, hiện đã có 1 DN là DAP-1 Hải Phòng (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) cơ bản khắc phục các tồn tại yếu kém, sản xuất kinh doanh có lãi. 4 dự án, DN khác thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (gồm Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ) cơ bản không còn vướng mắc về cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, trong quá trình xử lý các dự án này, Chính phủ khoá trước và khoá này đã có tới 20 cuộc họp để chỉ đạo. Sự tham gia của các bộ, ngành gồm Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp cũng rất sát sao. Các tổ chức tín dụng và những nhà tài trợ vốn cho dự án cũng đã tham gia rất tích cực.

Còn ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, cho biết, cả 5 dự án được đưa ra khỏi danh sách đều xử lý các vướng mắc cho DN theo hướng bám sát thị trường,… chứ không can thiệp thô bạo. Các dự án được xét trên, dưới, xuôi, ngược theo tôn chỉ hiệu quả thu về, phân loại từng dự án, nhóm dự án. Đặc biệt, với những dự án có khả năng phục hồi, nhìn thấy triển vọng hiệu quả và ổn định, sẽ được tập trung xử lý sớm…

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tán thành với quan điểm cho rằng không có phương án tuyệt đối tốt mà chỉ có phương án tối ưu khi xử lý các dự án yếu kém, trong đó phải làm sao để xử lý với mức thiệt hại thấp nhất cho Nhà nước, đem lại hiệu quả tốt nhất có thể. Bên cạnh đó, với những dự án có thể không có thị trường, không có khả năng thì phải tính đến những phương án như phá sản, thu hồi tài sản…

“Tôi đánh giá và nhất trí rất cao cách tiếp cận tối ưu hoá lợi ích theo cả chiều xuôi và chiều ngược, tính đến từng lợi ích cụ thể, giao trách nhiệm cho từng bên có liên quan”, ông Hiếu nói.

Thống nhất quan điểm không có phương án xử lý hoàn hảo mà có chỉ có phương án xử lý tối ưu trong việc xử lý các dự án yếu kém, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, những vấn đề liên quan tới chính sách, cơ chế đã căn bản được tháo gỡ.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng nhắc lại quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính là “cái gì làm được phải xử lý dứt điểm, không sẽ kéo dài từ ngày này sang tháng khác” trong việc tiếp tục xử lý các dự án còn lại trong thời gian tới.

Cùng nhấn mạnh tinh thần này, TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng: “Phải đặt đồng hồ đếm ngược cho tất cả các dự án đang tồn tại để giải quyết trong thời gian sớm nhất. Sớm ngày nào thiệt hại sẽ ít đi ngày đó. Chúng ta không nên tính cái tối đa mà cần tính cái tối ưu cho lợi ích của DN cũng như lợi ích cho đất nước”.

Theo ông Hồ Sỹ Hùng, 7 dự án còn lại đang còn những vấn đề nổi cộm mà vướng mắc nhất là về Hợp đồng EPC (Hợp đồng nhà thầu trọn gói đối với các dự án này), có tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu về nội dung, bao gồm cả khối lượng, thiết bị, chủng loại thiết bị, kể cả áp dụng chính sách thuế ở Việt Nam. Chủ đầu tư và nhà thầu đã rất quyết liệt thảo luận nhưng chưa đi đến được thống nhất và thương thảo về vấn đề này.

Vướng mắc thứ hai là vấn đề chi phí tài chính do đầu tư tồn tích lại quá lớn. Quá trình thực hiện dự án bị chậm, thường là vài năm, dẫn đến lãi suất đã cao còn bị phạt, lãi mẹ đẻ lãi con.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...