Xôn xao về số phận chính trị của Thái tử Ả rập

Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman
Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman
(PLO) - Từ một nhân vật có tư tưởng cải cách mạnh mẽ, được chờ đợi sẽ thổi một làn gió mới vào Ả rập Xê-út nhưng Thái tử Mohammed bin Salman đang đối mặt với nhiều áp lực, thậm chí có thể mất chức vì vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại.

Nhà cải cách trẻ tuổi

Tròn một năm trước, Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi đứng ra chủ trì một hội nghị thượng đỉnh kinh doanh được ví như “Diễn đàn Davos trên sa mạc” tại thủ đô Riyadh. Khi vị Thái tử say sưa nói về kế hoạch xây dựng một siêu đô thị mới ở Ả rập Xê-út với kinh phí đầu tư lên đến 500 tỉ USD, ở phía dưới khán đài, các chính trị gia phương Tây và các lãnh đạo doanh nghiệp thế giới tỏ ra khá hào hứng với viễn cảnh về một nền kinh tế Ả rập Xê-út được cải tổ mạnh mẽ và một xã hội cởi mở hơn do người kế vị trẻ tuổi vẽ ra. 

Thái tử Mohammed bin Salman sinh năm 1985, là con trai cả của Nhà Vua Salman bin Abdul Aziz Al Saud với người vợ thứ 3 tên Fahdah bint Falah bin Sultan. Truyền thông sở tại cho biết, bin Salman thể hiện trí tuệ hơn người ngay từ nhỏ. Ở cấp trung học, ông là 1 trong 10 học sinh xuất sắc nhất của Ả rập Xê-út. Khi tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Nhà Vua Saud ở thủ đô Riyadh, ông xếp vị trí thứ 2 trong lớp. Trước khi chuyển sang làm việc trong một số cơ quan của nhà nước, ông ta đã mở một số công ty và kinh doanh khá thành công. 

Quyền lực của Mohammed bin Salman bắt đầu tăng lên vào năm 2013, khi ông được chỉ định làm người đứng đầu Hội đồng Thái tử. Năm 2015, sau khi cha lên ngôi, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Ả rập Xê-út, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng trẻ nhất trên thế giới. Cùng với đó, ông cũng giữ các chức vụ Phó Thái tử, Phó Thủ tướng thứ 2 của Ả rập Xê-út. Kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch Hội đồng các Vấn đề Kinh tế và Phát triển của Ả rập Xê-út, bin Salman trở thành người giám sát các vấn đề kinh tế và định hình các chính sách chính trị, an ninh của vương quốc này. 

Tháng 6/2017, Thái tử Ả rập Xê-út lúc bấy giờ là ông Mohammed bin Nayef đã bất ngờ bị phế truất và bị tước bỏ tất cả các chức danh đang nắm giữ. Thế chỗ vào đó chính là bin Salman – khi đó đang là Phó Thái tử. Cựu Thái tử bin Nayef là con trai của Vua Abdullah đã qua đời năm 2015 còn bin Salman là con của Vua đang tại vị. Cùng với việc trở thành Thái tử, Mohammed bin Salman còn được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Thứ nhất của Ả rập Xê-út. Theo truyền thông Ả-Rập Xê-út, cuộc đổi ngôi đường đột giữa Thái tử và Phó Thái tử của nước này đã được 31 trong số 34 thành viên hoàng tộc chấp thuận.

Sau khi trở thành Thái tử, bin Salman đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch nhằm tự do hóa kinh tế và xã hội Ả rập Xê-út do ông vạch ra. Trong đó, động thái gây tiếng vang lớn nhất cho vị Thái tử này là cuộc trấn áp nạn tham nhũng. Ngày 5/11/2017, vài giờ sau khi thành lập, trong một vụ việc được mô tả là chưa từng có tiền lệ tại Ả rập Xê-út, Ủy ban Tối cao chống tham nhũng Ả rập Xê-út do chính Thái tử đứng đầu đã bắt giữ 208 người vì cáo buộc tham nhũng, trong đó có 4 bộ trưởng, 11 hoàng tử và nhiều quan chức, cựu quan chức của Ả rập Xê-út. Số người bị bắt về sau tăng lên thành 381 người, trong đó có các Hoàng tử tỉ phú Alwaleed bin Talal – con trai của đời vua trước và Miteb bin Abdullah – con trai của người đứng đầu lực lượng vệ binh quốc gia Ả rập Xê-út. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ả rập Xê-út Adel al-Jubeir, những người này bị cáo buộc đã đánh cắp khoảng 100 tỉ USD từ ngân khố quốc gia. 

Đến tháng 1/2018, Bộ trưởng Tư pháp Ả rập Xê-út thông báo đã đạt các thỏa thuận dàn xếp trị giá 107 tỉ USD với những người đã đồng ý nhận tội và giao nộp nhiều tài sản, tiền mặt, chứng khoán cùng nhiều tài sản khác. Hiện còn 8 người vẫn đang bị tạm giam chuẩn bị hầu tòa. Tuy nhiên, trong khi được nhiều người ủng hộ vì mạnh tay chống tham nhũng thì Thái tử Mohammed cũng vấp phải không ít chỉ trích cho rằng đây thực chất chỉ là động thái của ông nhằm thanh trừng các đối thủ có khả năng tranh giành vị thế với ông, từ đó củng cố quyền lực cho bản thân.

Bên cạnh đó, Mohammed bin Salman cũng là người khởi xướng kế hoạch đầy tham vọng có tên Tầm nhìn 2030, bao trùm nhiều lĩnh vực với mục đích đưa Ả rập Xê-út trở thành một cường quốc khu vực, chấm dứt tình trạng “nghiện” dầu mỏ đồng thời cải thiện danh tiếng của nước này trên trường quốc tế. Về mặt xã hội, bản kế hoạch Tầm nhìn 2030 đã đề ra các biện pháp để phát triển xã hội theo hướng khoan dung, sáng tạo về văn hóa và hòa giải với thế giới thông qua việc thay đổi môi trường sư phạm, tăng cường sự tham gia của nữ giới trong lực lượng lao động và đầu tư vào lĩnh vực giải trí nhằm giúp tạo việc làm cho người trẻ. 

Ở khía cạnh này, hàng loạt những chính sách tiến bộ, cởi trói cho phụ nữ ở đất nước vốn nổi tiếng về vấn đề bảo thủ này đã được ban hành. Ví dụ, tháng 9/2017, Ả rập Xê-út trở thành nước cuối cùng trên thế giới cho phép phụ nữ được lái xe. Đến tháng 1/2018, lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ Ả rập Xê-út cũng đã cho phép phụ nữ đi xem đá bóng. 1 tháng sau, Ả rập Xê-út tiếp tục mở cửa để phụ nữ nộp đơn xin gia nhập quân đội. Tháng 12/2017, giới chức Ả rập Xê-út cho phép các rạp chiếu phim mở cửa trở lại sau gần 40 năm bị cấm vì làn sóng bảo thủ cực đoan. 

Được bổ nhiệm khi còn khá trẻ nhưng trong bối cảnh vua cha đã già yếu, Thái tử bin Salman được xem là lãnh đạo trên thực tế của Ả rập Xê-út, nắm quyền điều hành tất cả các hoạt động bao gồm cả đối nội lẫn đối ngoại của Chính phủ Ả rập Xê-út. Ông ta từng được Tạp chí Forbes Trung Đông bầu chọn là nhân vật của năm vì những đóng góp trong việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước cũng như tăng cường vị thế của người trẻ ở đây.

Tương lai bấp bênh?

Tuy nhiên, đến nay, mọi việc đã thay đổi theo hướng xấu đi với Thái tử bin Salman. Gần đây, ông lại trở thành tâm điểm chú ý của dư luận nhưng không phải vì đột phá nào mà vì cáo buộc cho rằng ông đã ra lệnh sát hại nhà báo Jamal Khashoggi – một người vốn luôn mạnh mẽ chỉ trích vị Thái tử - tại Lãnh sự quán Ả rập Xê-út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tuần này, Thái tử bin Salman tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Ả rập Xê-út lần 2 nhưng những nhân vật cấp cao trên toàn thế giới từng hào hứng tới Riyadh hồi năm ngoái đã không còn xuất hiện. Sảnh hội thảo tại Khách sạn Ritz-Carlton vẫn đông nghịt nhưng chỉ trong số đó đến từ các doanh nghiệp lớn của Mỹ hoặc châu Âu. 

Ông Khashoggi biến mất sau khi vào Lãnh sự quán ở Istanbul hôm 2/10. Ban đầu, giới chức Ả rập Xê-út khăng khăng cho rằng ông này đã bước ra khỏi tòa lãnh sự an toàn. Mãi đến ngày 20/10, trước những bằng chứng ngày càng rõ ràng, Ả rập Xê-út mới thừa nhận nhà báo Jamal Khashoggi đã bị giết bên trong lãnh sự quán. Song, nước này khăng khăng cho rằng vụ việc là kết quả của một trận ẩu đả giữa ông Khashoggi và một số người có mặt trong tòa lãnh sự. Dư luận xôn xao đồn đoán rằng vụ việc do vị Thái tử Ả rập Xê-út chỉ đạo nhưng phía Ả rập Xê-út một hai rằng đó là hành động của cấp dưới, không liên quan gì đến ông bin Salman. 

Các nước đều đã lên tiếng yêu cầu Ả rập Xê-út phải đưa ra lời giải thích thỏa đáng cho vụ việc. Đức đã tuyên bố ngừng bán vũ khí cho Riyadh. Một số nước cũng đã xem xét các biện pháp trừng phạt tương tự. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump và ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ dù đang cố gắng để cứu các thỏa thuận mua vũ khí trị giá khoảng 110 tỉ USD với Ả rập Xê-út nhưng trước sức ép từ các nhà làm luật Mỹ vẫn đã buộc phải có những hành động. Cùng với việc thu hồi thị thực của 21 cá nhân người Ả rập Xê-út bị cáo buộc có liên quan đến vụ việc, Tổng thống Mỹ cũng đã lên tiếng cho rằng Thái tử bin Salman phải chịu trách nhiệm về vụ việc. “Ở giai đoạn hiện nay, vị Thái tử vẫn đang điều hành các vấn đề nên nếu có ai phải chịu trách nhiệm về vụ việc thì đó chính là ông ấy”, ông Trump nói.

Sự mất tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với người kế vị 33 tuổi của Ả rập Xê-út đang có xu hướng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tương lai của ông. Một số ý kiến tại Ả rập Xê-út đã kêu gọi nhà vua phế bỏ vị Thái tử. Theo một số nguồn tin, Hội đồng phụ trách vấn đề kế vị ngai vàng ở Ả rập Xê-út đã bí mật nhóm họp để tìm kiếm người thay thế ông bin Salman. Các nhà quan sát cho rằng, dù có thể không bị phế truất nhưng các thế lực ở Ả rập Xê-út cũng có thể lấy lý do hình ảnh của ông đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ việc Khashoggi đến mức khiến các lãnh đạo thế giới không muốn hợp tác với Ả rập Xê-út để buộc vị Thái tử tạm lùi về phía sau.

 Tình hình diễn biến theo hướng căng thẳng hơn với vị Thái tử khi Ả rập Xê-út ngày 25/10 vừa qua thừa nhận vụ sát hại nhà báo Khashoggi có vẻ như đã được lên kế hoạch từ trước, một phát biểu đi ngược hoàn toàn với tuyên bố trước đó của nước này, báo hiệu tương lai khó khăn với vị thái tử.  

Tờ Okaz thân Chính phủ Arab Saudi cho biết Salah Khashoggi, công dân mang hai quốc tịch Arab Saudi và Mỹ, đã rời đi từ hôm 24/10 nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Riyadh không bình luận về thông tin này.

Salah, con trai cả của nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại ở Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ đoàn tụ cùng các em ruột đang sống tại Mỹ. Việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh cho Salah và gia đình được đánh giá là một động thái mang tính giải tỏa căng thẳng. Một quan chức Mỹ nói Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nêu “vấn đề an toàn và an ninh cho các thành viên gia đình Khashoggi” khi gặp lãnh đạo Arab Saudi.

Vua Salman và Thái tử Mohammed bin Salman của Arab Saudi hôm 23/10 gặp Salah và anh trai của Jamal Khashoggi tại cung điện hoàng gia ở Riyadh để gửi lời chia buồn. Sau khi bức ảnh cái bắt tay lạnh lùng giữa Salah và Thái tử Mohammed được đăng tải, các nhà hoạt động đã đề nghị Riyadh nhanh chóng dỡ lệnh cấm xuất cảnh đối với Salah.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.