Xếp hạng Môi trường kinh doanh của Việt Nam giảm 1 bậc

Theo DB 2020, sự giảm bậc này không phải do các chỉ số  của Việt Nam không có sự cải thiện mà do các quốc gia khác có sự cải thiện trên các chỉ số tốt hơn Việt Nam.
Theo DB 2020, sự giảm bậc này không phải do các chỉ số của Việt Nam không có sự cải thiện mà do các quốc gia khác có sự cải thiện trên các chỉ số tốt hơn Việt Nam.
(PLVN) - Theo báo cáo Môi trường kinh doanh (MTKD) 2020 (Doing Business 2020- DB 2020) vừa được Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm nay (24/10) Việt Nam xếp hạng 70 trong tổng số 190 quốc gia được khảo sát về MTKD. Trong đó, chỉ số nộp thuế của Việt Nam đã tăng điểm mạnh. 

Với thứ hạng 70/190, MTKD 2020 của Việt Nam đã giảm 1 bậc so với DB 2019. Việt Nam thực hiện 2 cải cách, thấp hơn 1 cải cách so với kỳ đánh giá DB 2019.

Tuy nhiên, theo DB 2020, sự giảm bậc này không phải do các chỉ số không có sự cải thiện mà do các quốc gia khác có sự cải thiện trên các chỉ số tốt hơn Việt Nam. Bởi theo thang điểm 100 thì số điểm về MTKD của Việt Nam đều tăng dần qua các năm. Năm nay, MTKD tại Việt Nam đạt 69,8 điểm, cao hơn 68,8 điểm trong DB 2019 và 66,77 điểm của năm 2018.

Về xếp hạng MTKD 2020, Việt Nam hiện đứng sau 4 nước trong khu vực ASEAN, gồm: Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 12), Thái Lan (thứ 21) và Brunei (thứ 66); nhưng đứng trên Indonesia (thứ 73), Philippines (thứ 95), Campuchia (thứ 144), Lào (thứ 154), Myanmar (thứ 165) và Đông Timo (thứ 181).

Trong 10 chỉ số được đánh giá tại DB 2020, Việt Nam có 5 chỉ số nâng hạng, bao gồm (khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, tiếp cận tín dụng, nộp thuế); 4 chỉ số giữ nguyên điểm như báo cáo trước (giao dịch thương mại qua biên giới, bảo vệ nhà đầu tư thiểu số, giải quyết tranh chấp hợp đồng, đăng ký sở hữu tài sản) và có 1 chỉ số tụt hạng (giải quyết phá sản DN, giảm 0,1 điểm so với báo cáo trước).

Trong số đó, tiếp cận tín dụng và nộp thuế là 2 chỉ số tăng điểm mạnh nhất và được WB đánh giá cao. Đặc biệt, chỉ số nộp thuế có số điểm tăng ấn tượng, tăng 6,1 điểm, đạt 69 điểm so với 62,9 điểm so với xếp hạng MTKD 2019. Ở chỉ số này, Việt Nam được đánh giá cao ở việc nâng cấp hạ tầng thông tin của Tổng cục Thuế, hỗ trợ DN nộp thuế dễ dàng hơn.

Theo nhận định của DB 2020, trong năm vừa qua, các nền kinh tế khu vực Đông Á–Thái Bình Dương đã tiến hành 33 chương trình cải cách về MTKD. Mặc dù nhiều nền kinh tế trong khu vực được đánh giá có môi trường thuận lợi hơn đối với DN vừa và nhỏ so với mặt bằng chung thế giới nhưng xét về tổng thể tốc độ cải cách đang chậm lại.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.