Xem bóng đá - vui nhưng đừng vui quá

Cá độ bóng đá - mảng tối mùa bóng lăn.
Cá độ bóng đá - mảng tối mùa bóng lăn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày gần đây, người hâm mộ bóng đá Việt Nam và thế giới đang được sống trong không khí cuồng nhiệt từ các trận cầu của World Cup 2022. Đây là thời điểm để những người hâm mộ bóng đá thể hiện tình yêu của mình dành cho “môn thể thao vua”. Thế nhưng, đi kèm với mỗi mùa bóng lăn lại là những mặt trái đầy ắp “nguy hiểm”.

Đánh nhau, đột tử vì xem bóng đá

Nhắc đến bóng đá, mọi người sẽ nghĩ ngay đến tên gọi “môn thể thao vua” với những giải đấu mang tầm cỡ quốc tế như World Cup (Giải bóng đá vô địch thế giới), Euro (Giải vô địch bóng đá châu Âu),… Đồng hành với “môn thể thao vua” là hàng tỷ người hâm mộ cuồng nhiệt, với họ, bóng đá còn hơn cả một môn thể thao. Nó là đam mê, là nhiệt huyết, là cảm hứng của họ mỗi ngày.

Đơn cử như World Cup được tổ chức 4 năm 1 lần. Trong lần tổ chức gần nhất vào năm 2018, giải đấu đã thu hút 3,572 tỷ người xem. Biết rằng dân số của thế giới khoảng trên 7,8 tỷ người. Điều đó có nghĩa cứ 100 người thì có gần 50 người biết và theo dõi sự kiện trên. Vì thế, việc gọi bóng đá là “môn thể thao vua” là hoàn toàn chính xác.

Sau 4 năm, một mùa World Cup nữa lại đến trong sự chờ đợi của người yêu bóng đá toàn cầu. Ngay từ những vòng loại đầu tiên, World Cup đã mang đến những cảm xúc đặc biệt cho người hâm mộ. Và cho đến nay khi vòng chung kết đang vào đến hồi gay cấn, mọi cảm xúc gần như bùng nổ trước những trận cầu đỉnh cao.

Vui có, buồn có, thất vọng có, hạnh phúc có,… tất cả đã tạo nên một kỳ World Cup đầy cảm xúc. Thế nhưng, bên cạnh những cảm xúc đẹp đó, tinh thần World Cup còn mang đến những câu chuyện bi hài hay những hiểm hoạ không ngờ.

Mới đây, Công an xã Cẩm Hà (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã giải quyết vụ xô xát, đánh nhau giữa hai người đàn ông trong lúc xem World Cup. Được biết, cả hai đã cãi nhau, to tiếng qua lại trong lúc ngồi xem bóng đá tại một quán cà phê. Sau khi to tiếng, hai người đã xảy ra xô xát bằng ghế và khiến một người bị thương, mất máu, được người dân đưa đi cấp cứu.

Vẫn biết rằng, trong bóng đá mỗi người sẽ có những ý kiến, cảm xúc yêu ghét khác nhau và rất dễ dẫn đến tranh luận. Về bản chất, việc tranh luận quanh trận đấu sẽ khiến mọi người “cùng xem, cùng vui”. Nhưng với một ít men say hay bực tức trong người thì cuộc tranh luận sẽ trở thành cuộc cãi vã hay thậm chí ẩu đả lẫn nhau. Như vậy vừa hại mình, hại bạn, mà lại còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Do vậy, mỗi người cần tự tiết chế cái tôi, kiềm chế cảm xúc của mình, “dĩ hoà vi quý” để cùng xem bóng đá thật văn minh.

Chưa kể, người hâm mộ có thể bị ảnh hưởng đến sức khoẻ hay thậm chí mất mạng vì “ghiền” xem bóng đá. Anh T.Hiệp (Long Biên, Hà Nội) cho biết vào mùa giải World Cup năm nay, anh luôn phải túc trực bên bố khi ông xem những trận bóng. Giải thích cho điều này, anh chia sẻ: “Trước đây bố tôi đã từng lên cơn cao huyết áp khi đội tuyển yêu thích của ông bại trận vòng bán kết và bị loại. Sau tiếng còi kết thúc trận, mặt ông đỏ ửng và kêu chóng mặt, khó thở. Ngay lập tức tôi đã gọi xe cấp cứu và may mắn ông không có vấn đề gì”.

Thực tế, đây không phải trường hợp cá biệt. Vào những mùa World Cup trước, các bác sĩ ghi nhận có những trường hợp đột tử, xuất huyết não sau mỗi trận cầu, đặc biệt thường xảy ra ở người có bệnh lý tim mạch. Theo các nghiên cứu, sự thay đổi cảm xúc mạnh mẽ có thể gây ra đau thắt ngực, thậm chí gây nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.

Đồng thời, nhiều người cao tuổi cũng bị tăng huyết áp, đột quỵ vì nghiện bóng đá nên đã thức nhiều đêm liền để xem. Xuất hiện nhiều nhất là ở những người có sẵn bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Tuy nhiên, một số trường hợp không mắc bệnh lý cũng bị suy kiệt vì thức đêm quá nhiều. Đối với người trẻ, thức đêm lâu ngày dễ gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng sức khỏe. Thiếu ngủ lâu ngày sẽ dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm trí nhớ, nóng nảy, cáu bẳn, uể oải, tinh thần sa sút, nếu nặng có thể dẫn đến đột quỵ.

Nhìn chung, xem bóng đá là một nhu cầu lành mạnh, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, các bác sỹ khuyến cáo người có các bệnh lý tim mạch, huyết áp, người cao tuổi,… nên cân nhắc, không nên đặt quá nhiều cảm xúc khi xem và tiết chế thời gian xem đá bóng. Đừng vì tình yêu bóng đá cuồng nhiệt mà gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cá độ: Mảng tối mùa bóng lăn

Bên cạnh những người hâm mộ đánh đổi sức khỏe hay sẵn sàng “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” vì tình yêu bóng đá thì vẫn còn đó những mảng tối mùa bóng lăn mang tên cá độ bóng đá. Mỗi mùa bóng lăn đến lại là “mùa làm ăn” của những “ông trùm” cá độ. Nạn cá độ bóng đá vốn luôn hiện hữu và chỉ chờ đến các dịp như World Cup, Euro để lại “hoành hành”.

Năm nay cũng không ngoại lệ, thời gian qua, lợi dụng sự kiện World Cup 2022, hoạt động cá độ bóng đá đang diễn ra hết sức phức tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ, bên cạnh hình thức cá độ trực tiếp tại các tụ điểm thì hình thức cá độ trên mạng đang xuất hiện ngày càng nhiều và được hình thành bởi các nghi phạm cầm đầu tổ chức cờ bạc chuyên nghiệp.

Theo đó, những nghi phạm cầm đầu đường dây cờ bạc ở trong nước sẽ móc nối với “nhà cái” quản lý các trang web cá độ có máy chủ đặt tại nước ngoài. Nhằm chia nhỏ đường dẫn của các tổ chức cá độ bóng đá trên không gian mạng tại Việt Nam, với nhiều hình thức quảng cáo, chào mời hấp dẫn công khai bằng tiếng Việt.

Người chơi muốn tham gia cá độ chỉ cần có các thiết bị kết nối Internet, đăng ký tài khoản thành viên, có tài khoản cá nhân tại các ngân hàng, chuyển tiền vào tài khoản hoặc nạp tiền đánh bạc thông qua thẻ cào điện thoại, qua cổng trung gian thanh toán để tham gia cá cược. Nếu thua không có tiền trả nợ, người chơi sẽ bị các đối tượng cầm đầu đường dây ở Việt Nam cưỡng ép trả tiền bằng các hình thức để lại hậu quả khôn lường, thậm chí vi phạm pháp luật.

Cũng từ những trò đỏ đen quanh trái bóng mà phát sinh thêm các loại tội phạm liên quan đến hoạt động cá độ bóng đá như “tín dụng đen”, lừa đảo, cướp giật, trộm cắp tài sản... Hay những trường hợp nghĩ quẩn, tự tước đi mạng sống của mình vì nợ cá độ nhiều, không đủ tiền để trả. Chả thế mà những cụm từ như “nhảy cầu”, “tự tử” có lẽ được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội những ngày qua.

Thế nhưng, đâu phải “chết là hết”, đâu phải “vào tù ra tội” vì những sai phạm của bản thân là xong. Bởi những người ở lại, gia đình, người thân mới chính là những người khổ sở nhất khi vừa phải gánh chịu nỗi đau xa con, xa cháu vừa phải gánh thêm cả áp lực từ số nợ còn dang dở. Chỉ vì thú vui cá độ mà cái giá phải trả là cả mạng sống, là tương lai, là sự bình yên của gia đình.

Trước những hệ quả nghiêm trọng như trên, để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt tệ nạn cá độ bóng đá, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Thời gian qua, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến cá độ bóng đá, nhất là trong thời gian diễn ra vòng chung kết World Cup 2022.

Những người hâm mộ “môn thể thao vua”, nếu muốn kỳ World Cup nói riêng và các giải đấu bóng đá nói chung mang đến sự hứng khởi và tinh thần thể thao cuồng nhiệt đúng nghĩa. Trước hết, người hâm mộ cần xem bóng đá một cách văn minh và biết kiểm soát chính mình. Bởi lẽ, không ai muốn bản thân hay gia đình sẽ gặp sóng gió sau mỗi mùa bóng lăn.

Ngày 31/10, trang Nielsen.com vừa đưa ra một bảng xếp hạng gồm 12 quốc gia có tỉ lệ người quan tâm đến bóng đá cao nhất ở khu vực châu Á. Đáng chú ý, Việt Nam đứng đầu bảng danh sách này với 75% dân số yêu thích “môn thể thao vua”.

Đọc thêm

Thể thao Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 33

Điền kinh tiếp tục là môn thể thao được kỳ vọng đem về nhiều HCV cho TTVN. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” nêu rõ mục tiêu cụ thể đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao là: “Duy trì trong tốp 3 tại các kỳ SEA Games và trong tốp 20 tại các kỳ ASIAD; trong đó phấn đấu đạt từ 5 đến 7 HCV tại các kỳ ASIAD, có huy chương tại các kỳ Olympic”.

Cư dân mạng nói gì về "bàn thắng đẹp mặt" và giải thưởng của cầu thủ Supachok?

Supachok bị chỉ trích khi ghi bàn thắng "xấu xí" vào lưới đội tuyển Việt Nam (Ảnh: FAT).

(PLVN) - Bàn thắng không "fair-play" của Supachok Đội tuyển Thái Lan vào lưới Việt Nam vừa giành giải thưởng Bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024. Trớ trêu thay khi những lượt bình chọn cho bàn thắng này lại đến từ các cổ động viên của Đội tuyển Việt Nam.Giải thưởng này liệu có phải "sự tôn vinh" cho Supachok?

Sự lịch thiệp của Madam Pang

Bà Madam Pang động viên đội tuyển Thái Lan sau trận chung kết AFF Cup (Ảnh FAT)
(PLVN) - Bà Nualphan “Pang” Lamsam, còn được biết đến với biệt danh "Madam Pang" - Vị Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) đã có những cư xử đẹp sau trận chung kết AFF Cup 2024.  Bà được nhận xét: "đẹp lịch sự từ cốt cách"

Xuân Son - nơi trái tim thuộc về

Xuân Son hôn lên màu áo đội tuyển quốc gia Việt Nam (Ảnh TXNĐ)
(PLVN) - Có những điều làm nên giá trị của con người không nằm ở nơi khởi đầu, mà ở nơi họ quyết định gửi gắm lý tưởng và sống hết mình. Sinh ra trên đất Brazil xa xôi, Xuân Son đã không để nơi sinh ra đóng khung số phận mình. Anh chọn Việt Nam - một mảnh đất không chỉ là nơi đến, mà còn là nơi thuộc về.

Chấn thương của Nguyễn Xuân Son - Người hùng có bị lãng quên?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn chúc mừng tuyển thủ Nguyễn Xuân Son sau ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Ảnh: Trần Minh
(PLVN) - Tiền đạo Nguyễn Xuân Son của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam đã gặp phải một chấn thương nặng trong trận đấu với Đội tuyển Thái Lan khiến anh sẽ phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài. Giống như nhiều trường hợp tương tự trước đó, liệu rằng “Người hùng AFF Cup” Nguyễn Xuân Son có thể lấy lại phong độ ghi bàn hay sẽ sớm lụi tàn do hệ quả chấn thương để lại?

Tặng Huân chương Lao động cho tuyển Việt Nam và 6 cầu thủ

Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển Việt Nam. (Ảnh: VGP).
Chủ tịch nước Lương Cường vừa ký quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình chinh phục ngôi vương khu vực với kỷ lục 7 trận thắng, 1 trận hòa, ghi 21 bàn thắng - thành tích tốt nhất lịch sử giải đấu.