Xây dựng tiêu chí gia đình hạnh phúc: Phụ thuộc vào chính các thành viên gia đình

Hạnh phúc do chính các thành viên trong gia đình cảm nhận và hài lòng. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tác phẩm tham gia cuộc thi ảnh về gia đình)
Hạnh phúc do chính các thành viên trong gia đình cảm nhận và hài lòng. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tác phẩm tham gia cuộc thi ảnh về gia đình)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước mạnh dạn đi tìm những tiêu chí để đánh giá gia đình hạnh phúc cho riêng thành phố. Những kết quả đạt được đã góp phần thúc đẩy thay đổi nhận thức và hành vi của các thành viên gia đình, cộng đồng và xã hội về một gia đình, xã hội hạnh phúc.

Trách nhiệm “góp vốn cho ngân hàng tình cảm” trong gia đình

Vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam TP HCM phối hợp Thành Đoàn TP HCM và các đơn vị tuyên dương 50 gia đình văn hóa, hạnh phúc tiêu biểu 2023. Cũng dịp này, cuộc thi nấu ăn “Gia đình với ẩm thực Việt” đã thu hút 100 đơn vị tham gia. Mỗi đội gồm hai thí sinh hoặc là vợ chồng, hoặc thành viên trong cùng gia đình nhưng phải có ít nhất một thí sinh nam.

Cùng gia đình tham gia cuộc thi nấu ăn, chị Bùi Thị Thủy, giáo viên mầm non ở quận 7, TP HCM cho biết chồng chị là quân nhân nên thường chỉ ngày cuối tuần khi anh không có ca trực, cả nhà chị Bùi Thị Thủy mới có bữa cơm gia đình đầy đủ thành viên. Vợ chồng chị nhận một cháu làm con nuôi nhưng với cả ba đứa con, anh chị đối xử luôn công bằng, dung hòa sở thích của từng thành viên trong nhà.

Theo chị Thủy, con gái bước vào tuổi “teen” thích ngồi những quán cà phê có phong cách một chút thay vì những quán phong cảnh thiên nhiên là gu của ba mẹ. Vì vậy, hôm nay cả nhà đi cà phê theo ý con, hôm khác con cùng đi cà phê hợp gu của ba mẹ đáp lại. Ngay cả sở thích ăn uống cũng khác nhau nên bữa cơm gia đình cuối tuần cũng phải lên thực đơn có đủ những món mọi người thích.

Trao đổi với truyền thông tại cuộc thi nấu ăn, chị Thủy cho biết: “Tôi rất thích cách ví von về “ngân hàng tình cảm” trong gia đình, nơi mỗi thành viên đều có trách nhiệm đóng góp để ngân hàng ấy ngày càng nhiều vốn yêu thương để gia đình càng đầm ấm, hạnh phúc. Giữa bộn bề cuộc sống nhưng mỗi thành viên trong gia đình luôn biết quan tâm, động viên, thường xuyên hỏi thăm nhau, nói với nhau những lời yêu thương sẽ trở thành nguồn năng lượng tích cực giúp cả nhà vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống, học tập”.

Từ câu chuyện của chị Thủy, có thể thấy nếu gia đình là cơ sở quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của một quốc gia thì gia đình hạnh phúc là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại của một gia đình. Do đó, việc xây dựng gia đình hạnh phúc là một trong những quan điểm được đề cập thường xuyên trong các văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.

Hạnh phúc là do thành viên gia đình cảm nhận và hài lòng

TP HCM là địa phương đầu tiên của cả nước mạnh dạn đi tìm những tiêu chí để đánh giá gia đình hạnh phúc cho riêng thành phố. Thực hiện Quyết định số 1306/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc ở TP HCM giai đoạn 2021 - 2030”, Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM ban hành Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc, bao gồm 5 tiêu chí cụ thể: Tiêu chí về ứng xử trong gia đình; Tiêu chí về điều kiện vật chất; Tiêu chí về điều kiện tinh thần; Tiêu chí về giáo dục; Tiêu chí về y tế và chăm sóc sức khỏe.

Nội dung Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc trên địa bàn TP HCM là kết quả của sự kế thừa, tiếp thu, điều chỉnh và bổ sung từ “Bộ tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc” (có 33 tiêu chí) và “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” của Bộ VH,TT&DL (có 4 mối quan hệ trong gia đình) và những yêu cầu từ thực tiễn tại TP HCM.

Mới đây, theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM, để góp phần triển khai thực hiện “Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc” của Đề án “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc ở TP HCM giai đoạn 2021 - 2030”, Sở đã xây dựng các nội dung của “Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc” bằng 5 ngôn ngữ: Tiếng Việt - Hoa - Chăm - Anh - Khmer.

Còn nhớ, trước đó khi Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM xúc tiến hoàn thiện Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc” đã có nhiều ý kiến hoài nghi bởi hạnh phúc nói chung và hạnh phúc gia đình nói riêng là khái niệm định tính chứ không thể định lượng, do đó việc tìm ra mẫu số chung cho hạnh phúc là thách thức lớn.

Mặt khác, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật, điện thoại thông minh, Internet... dẫn đến tình trạng các thành viên trong gia đình ít dành thời gian cho sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau, thậm chí có tình trạng gây mất bình đẳng trong ứng xử, thiếu sự quan tâm của các thành viên trong gia đình. Việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, mở rộng quan hệ giao lưu kết bạn với nhiều người trên mạng xã hội... cũng là nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro, thách thức trong việc duy trì xây dựng gia đình hạnh phúc.

Từ thực tiễn này, cuối năm 2021, Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, gia đình về Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc, đồng thời có văn bản đề nghị sở, ban, ngành, MTTQ, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện góp ý Dự thảo Bộ tiêu chí.

Theo nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tại hội thảo, hạnh phúc là mức độ hài lòng của một người về cuộc sống của mình xét trên tổng thể. Mức độ hạnh phúc giữa các lĩnh vực khác nhau sẽ khác nhau. Do đó, hạnh phúc là do chính các thành viên trong gia đình cảm nhận và hài lòng. Các thành viên trong gia đình và mỗi gia đình sẽ vừa tự đo lường, vừa là đối tượng tự điều chỉnh sao cho gia đình mình hạnh phúc. Vì không ai có thể biết hay cảm nhận được hạnh phúc của gia đình người khác, chính bản thân thành viên trong gia đình đó sẽ là người cảm nhận, cảm thụ, còn các tiêu chí chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc góp phần tạo dựng nên hạnh phúc gia đình.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao TP HCM, Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi mọi thành viên gia đình tiếp cận được các tiêu chí của Bộ tiêu chí, từ đó thúc đẩy thay đổi nhận thức và hành vi của tất cả thành viên gia đình, cộng đồng và xã hội. Muốn vậy, cả hệ thống chính trị, người dân, gia đình và xã hội phải cùng nhau chia sẻ và áp dụng để từng tiêu chí trở thành một phần trong hành trình xây dựng gia đình hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Đọc thêm

Chúng ta có thể tạo ra một xã hội công bằng và bao dung hơn cho tất cả mọi người

Bạn Kiều Hồng, là một thành viên trong cộng đồng người chuyển giới.
(PLVN) - Trong những năm qua, các vấn đề về bình đẳng giới đang ngày càng được nhiều người quan tâm, thể hiện rõ nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên thông tin về ngăn chặn bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, một bộ phận cộng đồng LGBT dường như đang bị bỏ ngỏ trước nhiều vấn đề bình đẳng giới.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.