Xây dựng khung pháp lý phù hợp cho công chứng điện tử

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về dự án Luật. (Ảnh: quochoi.vn).
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về dự án Luật. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua đã bổ sung quy định về công chứng điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong hoạt động công chứng. Tán thành cao với quy định này, nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng công chứng điện tử cần có lộ trình hợp lý, bước đi thận trọng.

Tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số hoạt động công chứng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) trình Quốc hội (QH) tại Kỳ họp vừa qua đã bổ sung 4 điều mới để quy định về công chứng điện tử. Theo đó, công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử; việc cung cấp dịch vụ công chứng điện tử chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện cụ thể. Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định về khái niệm, thời điểm có hiệu lực, giá trị của văn bản công chứng điện tử và việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản công chứng điện tử và văn bản công chứng giấy.

Dự thảo Luật quy định, việc công chứng điện tử được thực hiện theo quy trình công chứng điện tử trực tiếp hoặc công chứng điện tử trực tuyến. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung cơ bản các quy định của Luật hiện hành để đặt nền tảng cho việc triển khai công chứng điện tử. Cụ thể, quy định cơ sở dữ liệu công chứng gồm 4 cơ sở dữ liệu thành phần; nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng, nguyên tắc kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu công chứng với các cơ sở dữ liệu có liên quan và việc quản lý, phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu công chứng; quy định rõ hơn về yêu cầu đối với việc lưu trữ hồ sơ công chứng...

Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Pháp luật của QH tán thành việc bổ sung quy định về công chứng điện tử. Về phạm vi công chứng điện tử, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với dự thảo Luật, theo đó không giới hạn phạm vi công chứng điện tử nhưng giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện cụ thể phù hợp với lộ trình xây dựng nền kinh tế số, xã hội số.

Cân nhắc về phạm vi áp dụng

Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu QH cho rằng việc dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) bổ sung các quy định về công chứng điện tử là hết sức cần thiết, nhằm xây dựng hành lang pháp lý cho việc thực hiện và công nhận công chứng điện tử. Đây là sự thay đổi phương thức thực hiện, không thay đổi bản chất và đặc điểm công chứng. Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) khẳng định, việc bổ sung quy định về công chứng điện tử trong dự thảo Luật nhằm đáp ứng yêu cầu của Cách mạng 4.0 trong hoạt động công chứng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong giao dịch dân sự, kinh tế và bảo đảm đồng bộ với các quy định Luật Giao dịch điện tử năm 2023.

Tuy nhiên, Đại biểu Nguyễn Hữu Thông cũng cho rằng, trong hoạt động công chứng, có nhiều vấn đề đòi hỏi công chứng viên phải trực tiếp tiếp xúc với người yêu cầu công chứng mới bảo đảm được tính khách quan, tính chính xác mà công nghệ hiện nay chưa thể đáp ứng, chưa thể thay được, ví dụ như đánh giá được năng lực hành vi và ý chí tự nguyện của người yêu cầu công chứng, nhất là trong bối cảnh hiện nay đã xuất hiện tội phạm công nghệ cao, dùng công nghệ AI giả giọng nói, hình ảnh để lừa đảo.

Theo Đại biểu, việc đối soát giấy tờ, việc đánh giá tính hợp pháp của nội dung giao dịch là công việc chính, rất quan trọng đối với một công chứng viên theo mô hình công chứng nội dung, đòi hỏi năng lực chuyên môn và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm của công chứng viên. “Việc này không chỉ là tra cứu văn bản pháp luật, đối chiếu với nội dung giao dịch mà còn đòi hỏi tư duy logic, phân tích đưa ra các quyết định, bao gồm cả việc giải thích, tư vấn cho người yêu cầu công chứng”, Đại biểu phân tích.

Khẳng định đây là một công việc phức tạp, gắn với trách nhiệm trực tiếp của công chứng viên, Đại biểu đề nghị việc thực hiện công chứng điện tử cần tiến hành hết sức thận trọng, có bước đi hợp lý.

Chung quan điểm, Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn Bắc Ninh) nhận định, để xây dựng đầy đủ khung pháp lý cho công chứng điện tử đòi hỏi sự thay đổi, điều chỉnh các quy định về đất đai, dân sự, nhà ở, thương mại, doanh nghiệp, thuế... theo hướng cho phép nhận và xử lý hồ sơ điện tử. “Nạn giấy tờ giả hiện nay, nhất là giả giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là một trở ngại lớn khi tiến hành công chứng điện tử. Vì vậy, đề nghị cần nghiên cứu chỉ nên thực hiện thí điểm công chứng điện tử đối với một số giao dịch đơn giản như giấy uỷ quyền, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp... như một số nước trên thế giới đã thực hiện”, Đại biểu nói.

Đại biểu Trần Thị Vân cũng đề nghị có quy định rõ lộ trình thực hiện công chứng điện tử để bảo đảm hoàn thiện cơ sở dữ liệu và các yếu tố khác có liên quan, nhất là với các yếu tố mà máy móc chưa thể bảo đảm thay thế hoàn toàn được vai trò của con người.

Đọc thêm

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ Chính trị ngày 18/9 họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.