Xã không biết gì khi mỏ đá hàng ngày “bức tử” môi trường sống của người dân ở Phú Thọ

Một góc của mỏ đá Hang Đùng thuộc Công ty CP Khoáng sản Phú Thọ tại khu 1 xã Ngọc lập (Yên Lập, Phú Thọ).
Một góc của mỏ đá Hang Đùng thuộc Công ty CP Khoáng sản Phú Thọ tại khu 1 xã Ngọc lập (Yên Lập, Phú Thọ).
(PLVN) - Người dân sinh sống tại khu 1 và 2 xã Ngọc Lập (Yên Lập, Phú Thọ) đang sống trong cảnh ô nhiễm môi trường, lo âu việc lở đất, đá có thể diễn ra bất cứ lúc nào khi 2 mỏ đá và một trạm trộn bê tông asphalt ở khu vực này hoạt động hết công suất.

Theo phản ánh của người dân khu 1 và 2 xã Ngọc Lập, trên địa bàn thường xuyên phải hứng chịu những đợt rung chấn từ việc nổ mìn của 2 mỏ đá là mỏ Hang Đùng, thuộc Công ty CP Khoáng sản Phú Thọ và mỏ đá Hang Đùng 1, thuộc Công ty TNHH Thu Hải. Các đợt rung chấn đủ mức độ, lở đất, lở đá và khói bụi đã trở thành nỗi ám ảnh suốt nhiều năm nay với người dân nơi đây.

Cách đây vài tuần, ở trên địa bàn đã xảy ra một vụ lở đá nghiêm trọng, nguyên nhân là do mỏ đá Hang Đùng 1 trong lúc nổ mìn khai thác đá gây ra. Bà L.T.H (khu 1 xã Ngọc Lập) kể lại: “3 bà cháu đang ngồi trong bếp thì bỗng nghe thấy tiếng nổ mạnh, sau đó là tiếng đá bắt đầu lăn xuống. Vì chủ động chạy trước nên may mắn người không sao, nhưng khối đá lớn lăn xuống đã đánh sập căn nhà bếp của gia đình. Khu này hai bên là 2 mỏ đá, một là đằng sau nhà, 2 là bên kia đường Quốc lộ70B”.

Căn nhà bếp của gia đình bà L.T.H – nơi xảy ra vụ lở đá cách đây vài tuần đang được sửa lại.

Căn nhà bếp của gia đình bà L.T.H – nơi xảy ra vụ lở đá cách đây vài tuần đang được sửa lại.

Ông N.V.A, người dân sống tại khu 1 xã Ngọc Lập cho biết: Việc khai thác đá ở mỏ Hang Đùng 1 khiến cho gia đình ông khốn khổ. Ngoài việc rung chấn, lở đất đá gây nguy hiểm, vấn đề rất nhức nhối khác từ việc nổ mìn, khoan, xử lý và vận chuyển đá gây bụi bặm, các hộ dân nơi đây luôn phải đóng kín cửa vì quá bụi. Cộng thêm trạm trộn bê tông asphalt ngay trong mỏ đá xả khói gây mùi rất khó chịu, người dân xung quanh đang phải sống trong một môi trường đầy rẫy những nguy hiểm và ô nhiễm.

Ông A cho biết thêm: “Người dân chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền nhưng vấn đề chưa được khắc phục, các cuộc tiếp xúc cử tri chẳng giải quyết được gì, nhà cửa thì bám đầy bụi bẩn, mùi khói từ trạm trộn bê tông nồng nặc khó chịu, khói bụi nhiều đến nỗi cây trồng xung quanh không sai được quả”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty chủ quản của trạm trộn bê tông asphalt nằm trong khu vực mỏ đá Hang Đùng của Công ty CP Khoáng Sản Phú Thọ là một công ty có tên là T&Q, đã hoạt động được vài năm nay.

Ông Đinh Xuân Hôn – CT UBND xã Ngọc Lập trong buổi làm việc với phóng viên.
Ông Đinh Xuân Hôn – CT UBND xã Ngọc Lập trong buổi làm việc với phóng viên.

Để làm rõ hơn về những phản ánh trên, phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam đã liên hệ làm việc với UBND xã Ngọc Lập (Yên Lập, Phú Thọ). Tại đây, ông Đinh Xuân Hôn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chính quyền không nhận được bất cứ đơn thư khiếu nại cũng như ý kiến nào của người dân, kể cả trong các cuộc tiếp xúc cử tri hay họp HĐND xã cũng không có. 

Theo Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản: Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản (trừ hộ kinh doanh) phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác; lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan.

Thời điểm gia đình bà L.T.H sống tại khu 1 xã Ngọc Lập bị lở đá gây ảnh hưởng, ông Hôn trình bày rằng Công an xã đã đến nhưng không lập biên bản tại hiện trường vì giữa Công ty CP Khoáng sản Phú Thọ và gia đình bà H đã giải quyết bằng “tình cảm”.

Việc chính quyền địa phương không lập biên bản tại hiện trường có thể sẽ gây ra nhiều sự việc không mong muốn, khó khăn trong việc phân định đúng sai nếu xảy ra tranh chấp giữa 2 bên sau vụ việc.

Ông Hôn thừa nhận việc làm này là sai theo quy định của pháp luật. Theo ông Hôn, hiện nay cả 2 mỏ đá Hang Đùng 1 và Hang Đùng 2 đều không có trạm cân điện tử và camera giám sát.

Vậy các ban nghành liên quan dựa vào đâu để quản lý sản lượng khai thác của 2 mỏ đá này? Việc “thả phanh” khai thác suốt một thời gian dài như vậy có phải nguyên do gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân?

Khi phóng viên đề nghị tiếp cận những giấy tờ, thủ tục pháp lý mà UBND xã Ngọc Lập nắm giữ của 2 doanh nghiệp khai thác khoảng sản và trạm trộn bê tông aslphal trên, ông Hôn cho biết, chính quyền xã không lưu giữ bất cứ giấy tờ, thủ tục pháp lý nào của các đơn vị này.

Câu hỏi đặt ra là nếu như tiếp tục có những vụ việc xảy ra giữa những đơn vị này và người dân, thì UBND xã Ngọc Lập dựa vào đâu để xử lý, khi cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tại địa phương không có bất cứ một giấy tờ, thủ tục pháp lý nào của các đơn vị này? Và người dân xã Ngọc Lập khi nào mới thoát khỏi cảnh môi trường sống bị “bức tử” bởi khói bụi và những nguy cơ đe dọa tính mạng từ các mỏ đá Hang Đùng 1 và Hang Đùng 2?

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin. /.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.