Wanda Ferragamo - Người phụ nữ quyền lực đứng sau đế chế thời trang Salvatore Ferragamo

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vào ngày sinh nhật thứ 100 của bà, tạp chí Vanity Fair (Mỹ) đã phỏng vấn Giovanna Gentile - con gái của Wanda Ferragamo, để thảo luận về di sản của nhà thiết kế quá cố và tương lai của thương hiệu thời trang xa xỉ thuộc tốp đầu thế giới.

Nhà thiết kế Wanda Miletti Ferragamo (1921-2018) từng nói: "Khi tôi bắt đầu công việc của mình, không có nhiều phụ nữ điều hành công ty ở Ý. Nhưng bây giờ mọi thứ đã khác và tôi rất vui về điều đó. Tất cả phụ nữ đều làm việc, sự khác biệt duy nhất so với quá khứ là họ không chỉ làm nội trợ. Họ có thể làm sổ sách như một chuyên viên kế toán, trang trí nhà cửa như một nhà thiết kế nội thất, nấu ăn như một đầu bếp và điều hành công ty như một CEO. Phụ nữ làm tất cả những điều này trong khi vừa làm vợ, vừa làm mẹ. Phụ nữ chúng tôi có thể làm mọi thứ, không quan trọng văn phòng của chúng tôi ở đâu”.

Nhà thiết kế Wanda Ferragamo là một trong những người phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn trong nền văn hoá và thời trang của nước Ý. Ảnh: Elisabetta Catalano.

Nhà thiết kế Wanda Ferragamo là một trong những người phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn trong nền văn hoá và thời trang của nước Ý. Ảnh: Elisabetta Catalano.

Từ năm 1960 đến năm 2018 - cũng là năm bà Wanda Ferragamo qua đời, người phụ nữ này đã là động lực xuyên suốt đằng sau Salvatore Ferragamo. Sau sự ra đi bất ngờ của chồng - ông Salvatore Ferragamo (1898 - 1960), bà Wanda đã tiếp quản vị trí chủ tịch của thương hiệu thời trang xa xỉ Ferragamo để tiếp nối ước mơ của người bạn đời quá cố của mình cho đến những ngày cuối đời của bà.

Nói về mẹ của mình, Giovanna Gentile cho biết: ”Động lực lớn nhất của mẹ tôi đến từ một tình yêu to lớn dành cho cha tôi và những gì ông ấy đã tạo ra. Sau khi ông qua đời, bà đã tiếp tục xây dựng danh tiếng mà Salvatore Ferragamo được biết đến trên toàn thế giới, một thương hiệu được thành lập dựa trên các giá trị đạo đức lành mạnh, sự tôn trọng với con người và chất lượng sản phẩm tuyệt vời. Bà có một trái tim nhiệt huyết và niềm đam mê phi thường. Quan trọng nhất tôi học được từ bà là niềm tin vào một giấc mơ và làm mọi thứ bạn có thể để có thể hiện thực hoá nó”.

Vào năm 1960, thương hiệu Salvatore Ferragamo chủ yếu nổi tiếng với các dòng sản phẩm giày nữ. Nhưng sự quyết tâm và sự kiên định của Wanda đã mở ra một tương lai hoàn toàn khác cho thương hiệu xa xỉ phẩm này.

“Bà đã luôn nhắc nhở chúng tôi đừng sợ thất bại. Nếu các con sợ mắc lỗi, các con sẽ không tiến xa được đâu,” Gentile nói.

Bà Wanda Ferragamo trong những năm 70s. Ảnh: Vanity Fair.

Bà Wanda Ferragamo trong những năm 70s. Ảnh: Vanity Fair.

Để vinh danh 100 năm ngày sinh của bà, Bảo tàng Ferragamo, Quỹ Ferragamo và công ty Salvatore Ferragamo sẽ tưởng nhớ di sản của bà bằng một loạt sáng kiến, đặc biệt là một cuộc triển lãm vào tháng 5/2022 với chủ đề "Phụ nữ và sự cân bằng”.

Gentile nói thêm, triển lãm này sẽ ”kể lại câu chuyện của những người phụ nữ, trong những năm đầu tiên kinh tế Ý bùng nổ từ năm 1955 - 1965 - cũng là thời điểm mẹ tôi (bà Wanda) trở thành một trong những nữ doanh nhân đầu tiên - đã góp phần phát triển xã hội như thế nào trong lịch sử”.

Nói cách khác, cuộc triển lãm vinh danh những người phụ nữ trong kinh doanh, nghệ thuật, văn hoá và khoa học, cũng là những người đã không ngại định hình bản sắc riêng của họ và đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hoá nước Ý.

Dưới đây là bài phỏng vấn của tạp chí Vanity Fair (Mỹ) với Giovanna Gentile về cách cô và các anh trai của cô đã tôn vinh và tiếp nối di sản gia đình như thế nào, cũng như tương lai của thương hiệu thời trang xa xỉ toàn cầu Salvatore Ferragamo.

- Cô mô tả cách tiếp cận với thời trang của mẹ như thế nào?

Cách tiếp cận của mẹ tôi dựa trên tình yêu và chi tiết. Cô ấy dành cả cuộc đời để theo đuổi ước mơ của bố tôi là muốn xây dựng một thương hiệu thời trang trọn vẹn cho phụ nữ, tức là bao gồm cả trang phụ và phụ kiện từ đầu đến chân của một người phụ nữ. Mặc dù thương hiệu của chúng tôi chỉ chủ yếu là thương hiệu giày nữ vào năm 1960 khi cha chúng tôi qua đời.

Bà Wanda với những người con của mình - Fiamma, Giovanna, Leonardo, Ferruccio và Fulvia Ferragamo trên  mái toà nhà Palazzo Spini Feroni - cũng là trụ sở chính của tập đoàn Ferragamo - năm 1983. Ảnh: David Lees.

Bà Wanda với những người con của mình - Fiamma, Giovanna, Leonardo, Ferruccio và Fulvia Ferragamo trên mái toà nhà Palazzo Spini Feroni - cũng là trụ sở chính của tập đoàn Ferragamo - năm 1983. Ảnh: David Lees.

- Có thể nói, cô đang tiếp tục di sản của cha mẹ để lại với Salvatore Ferragamo?

Luôn luôn có những điều mới mẻ và tốt đẹp hơn để làm, đây là một trong những ý tưởng của cha tôi. Cha và mẹ tôi vẫn luôn ở bên cạnh chúng tôi, dẫn đường chúng tôi trong cuộc sống và công việc thông qua những bài học tuyệt vời mà họ để lại - sự quyết tâm, trực giác và tính tỉ mỉ đến từng chi tiết. Và vì thế, chúng tôi luôn cố gắng duy trì những giá trị này đến bây giờ.

- Con đường tiếp theo cho thương hiệu Ferragamo như thế nào? Tầm nhìn của bà Wanda ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của Ferragamo?

Chúng tôi luôn cố gắng tuân thủ những nguyên tắc mà cha mẹ tôi để lại và thích ứng với những xu hướng mới của thời điểm hiện tại. Là một tập đoàn toàn cầu, Salvatore Ferragamo luôn cố gắng đưa ra những cải tiến sáng tạo về hình thức, chất liệu và đường nét, tôn trọng các giá trị ”Made in Italy” mà toàn ngành thời trang nước Ý tự hào. Chúng tôi tạo ra những sản phẩm độc quyền và độc đáo cho những khách hàng của chúng tôi. Nhiệm vụ của chúng tôi là kiên trì bám theo con đường này, tôn trọng truyền thống và những giá trị đã được "di truyền" trong DNA của thương hiệu. Tôi hy vọng cha và mẹ sẽ luôn tự hào về những điều chúng tôi đang làm.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Phạm Thị Hướng (áo trắng ngoài cùng bên trái) cùng đồng nghiệp tập luyện cho tiết mục sắp tới vào năm 2025. (Ảnh: Thiện Thư)

Đời xiếc - Mồ hôi rơi sau ánh hào quang

(PLVN) - Xiếc là nghệ thuật của những phút giây rực rỡ trên sân khấu, nơi các nghệ sĩ khiến khán giả say mê bởi những màn trình diễn mãn nhãn. Nhưng ẩn sau ánh hào quang ấy là cả một hành trình khổ luyện đầy hy sinh, với những chấn thương, áp lực nghề nghiệp và mức thù lao chưa tương xứng. Vượt qua muôn vàn khó khăn, họ vẫn bền bỉ cống hiến, giữ ngọn lửa đam mê sáng mãi với sân khấu.

Đọc thêm

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)
(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.