Vĩnh Phúc gỡ nhiều “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội

Đại diện Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Thanh Thanh)
Đại diện Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Thanh Thanh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Là địa phương có độ mở kinh tế cao hơn bình quân cả nước gấp 2 lần, mặc dù năm 2023, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Vĩnh Phúc không như kỳ vọng, song 2023 là một năm Vĩnh Phúc gỡ được nhiều “điểm nghẽn” đóng băng trong rất nhiều năm, tạo tiền đề cho phát triển.

Tốc độ tăng trưởng đang phục hồi

Thông tin tại phiên họp tháng 12/2023 về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức diễn ra ngày 29/12, tăng trưởng GRDP cả năm của Vĩnh Phúc ước đạt 2,37%.

Theo Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đây là kết quả không như kỳ vọng, song Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có mức tăng trưởng dương, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh phục hồi, quý sau cao hơn quý trước (GRDP quý I giảm 0,5% - là một trong 5 tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng âm, 6 tháng đầu năm tăng 1,69%, duy nhất Vĩnh Phúc có tăng trưởng âm quý I phục hồi tăng trưởng trong năm).

Phân tích nguyên nhân tăng trưởng thấp của Vĩnh Phúc cho thấy, khu vực công nghiệp - xây dựng ước giảm 0,34% so với năm 2022. Trong đó các DN FDI lớn trên địa bàn đều có sản lượng giảm sút so với năm 2022 (Toyota sản lượng ô tô giảm 32,37%; Honda giảm 10,24% sản lượng ô tô, giảm gần 9% sản lượng xe máy; Piagio cũng giảm trên 23%…).

Đặc biệt, về sản xuất linh kiện điện tử, một số DN là nhà cung cấp cho Tập đoàn điện tử Samsung đã giảm sản lượng đáng kể so với cùng kỳ năm trước như: Công ty TNHH BHFlex Vina giảm 24%; Công ty TNHH DKT Vina giảm 17%; công ty TNHH PowerLogic giảm trên 5%... Do vậy, khu vực này chỉ tăng khoảng 7%, đây mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Không phải thế mạnh của Vĩnh Phúc, song năm 2023, tăng trưởng nông nghiệp của Vĩnh Phúc đã đạt 5,3%. Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc Trần Thanh Hải, trong bối cảnh khó khăn, nông nghiệp địa phương đã khẳng định là trụ đỡ, là một trong các “điểm sáng”.

Một chỉ tiêu “không đạt” của Vĩnh Phúc là thu ngân sách. Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2023 ước đạt trên 30 nghìn tỷ đồng, song Vĩnh Phúc vẫn nằm trong 8 địa phương có số thu cao nhất cả nước.

Nhiều “điểm sáng” trong năm 2023

Cưỡng chế giải phóng mặt bằng tại dự án Cụm công nghiệp Trung Nguyên. (Nguồn ảnh: yenlac.vinhphuc.gov.vn)

Cưỡng chế giải phóng mặt bằng tại dự án Cụm công nghiệp Trung Nguyên. (Nguồn ảnh: yenlac.vinhphuc.gov.vn)

Nổi lên trong các “điểm sáng” của Vĩnh Phúc trong năm 2023 là giải ngân đầu tư công đứng thứ 7/63 địa phương. Đây là năm mà tỷ lệ giải ngân và khối lượng giải ngân của Vĩnh Phúc cao nhất từ 2016 đến nay. Kết quả thu hút đầu tư cũng có nhiều khởi sắc, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cao so với năm trước, vượt kế hoạch năm đề ra và số vốn đầu tư trong nước (DDI) tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và vượt gấp bốn lần so với kế hoạch năm, qua đó đã đạt mục tiêu thu hút vốn FDI cả nhiệm kỳ. (Vốn FDI đạt hơn 560 triệu USD, tăng 21% so với năm 2022 và đạt 140% kế hoạch;Vốn FDI đạt hơn 20,65 nghìn tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2022 và vượt 4,13 lần so với kế hoạch).

Đặc biệt, trong năm 2023 Vĩnh Phúc đã có hơn 100 kiến nghị báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đoàn công tác của Chính phủ xem xét, tháo gỡ; đến nay đã được giải quyết dứt điểm hơn 40 kiến nghị, đề xuất, đặc biệt các kiến nghị về phân cấp xác định giá đất, tháo gỡ vướng mắc cho cảng cạn Logistics ICD…

Vĩnh Phúc đã chủ động tháo gỡ vướng mắc, đặc biệt là vướng mắc về đất đai; Sau 3 năm đã giải phóng trên 3.500ha đất, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án: “Trước đây cũng làm được bập bõm nhưng chưa bao giờ làm được như 3 năm vừa qua, tính ra mỗi năm giải phóng được 1.000ha…” - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Kim Tuấn nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc, mặc dù Luật Đất đai chưa thay đổi, nhưng nhờ có sự quyết tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành nên địa phương đã tháo gỡ được “điểm nghẽn đóng băng” hàng chục năm qua… Trong năm 2023, Vĩnh Phúc cũng bổ sung hơn 1.000ha đất công nghiệp (bằng diện tích thực hiện từ khi tái lập tỉnh tới nay), khởi công 3 khu công nghiệp mới, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư;…

Cùng với đó, hạ tầng giao thông được hoàn thiện, với tổng chiều dài đường bộ khoảng 7.107,8km, trong đó: Đường cao tốc 40,4km; Đường quốc lộ 87,95km; Đường tỉnh 447,3km; Đường đô thị 252,12km; Đường giao thông nông thôn 6.271km. “Đây là vấn đề rất quan trọng giúp cho Vĩnh Phúc có được quỹ đất sạch, tạo điều kiện trong thu hút đầu tư, tạo đà cho Vĩnh Phúc phát triển trong những năm tới” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước nhấn mạnh.

Quyết liệt xử lý vi phạm

Tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng thẳng thắn chia sẻ, trong năm 2023, với quyết tâm tháo gỡ những “điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tháo gỡ “nút thắt” về đất đai, tăng cường giải phóng mặt bằng…, nhiều tập thể, cá nhân đã bị xử lý kỷ luật, nhiều vụ án đã bị khởi tố điều tra.

Theo đó, từ năm 2022 đến nay, Vĩnh Phúc đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư, rà soát đối với 76 dự án đô thị, 446 dự án thương mại, dịch vụ; Sau thanh tra, kiểm tra, tự rà soát, 266 tập thể, 1.620 cá nhân phải kiểm điểm trách nhiệm…

Đặc biệt, trong năm 2023, Vĩnh Phúc đã cương quyết thu hồi 6 dự án nhà ở, dự án đô thị, 31 dự án thương mại, dịch vụ, xử phạt vi phạm hành chính đối với 60 nhà đầu tư; thu hồi hơn hàng trăm ha đất khu công nghiệp và hàng nghìn ha đất của các tổ chức, cá nhân vi phạm…Trong đó, nhiều vụ việc kéo dài qua nhiều năm, khó xử lý như vụ việc liên quan Công ty Kim Long, dự án do Công ty Vinaconex2 làm chủ đầu tư, dự án khu đô thị sinh thái Âu Cơ được xử lý dứt điểm, trong đó đã khởi tố hình sự vụ việc liên quan Công ty Kim Long.

Đối với các vi phạm về đất đai của người dân, lũy kế từ 16/3/2020 đến đầu tháng 12/2023 đã xử lý 12.000 trường hợp vi phạm đất đai, với diện tích 389.12ha. Trong năm đã khởi tố 7 vụ án hình sự liên quan vi phạm đất đai. Thu hồi 30 trụ sở của các cơ quan nhà nước không sử dụng với tổng diện tích hơn 12.000m2 và tiếp tục rà soát, kiến nghị Bộ Tài chính sắp xếp, xử lý tài sản dôi dư đối với hơn 30 trụ sở do các cơ quan trung ương không sử dụng.

Năm 2023, lần đầu tiên cả 3 chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX của Vĩnh Phúc nằm trong nhóm 10 tỉnh có chỉ số tốt nhất cả nước; chỉ số chuyển đổi số đứng thứ 12, kinh tế số trong cơ cấu kinh tế nằm trong top 10 của cả nước... Đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân được quan tâm, các hoạt động văn hóa tinh thần, đời sống Nhân dân được quan tâm triển khai.

Tin cùng chuyên mục

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.