Việt – Nhật trao đổi kinh nghiệm sửa đổi Hiến pháp

Ý nghĩa của Hiến pháp, quyền con người, tổ chức bộ máy nhà nước, kiểm soát quyền lực chính trị… đã được chuyên gia pháp lý, nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực pháp luật của Việt Nam và các GS Nhật Bản trao đổi tại hội thảo quốc tế “Hiến pháp với sự ổn định và phát triển của quốc gia – từ kinh nghiệm của Nhật Bản” do Ủy ban Pháp luật Quốc hội và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hôm qua-20/9 tại Hà Nội.

Ý nghĩa của Hiến pháp, quyền con người, tổ chức bộ máy nhà nước, kiểm soát quyền lực chính trị… đã được chuyên gia pháp lý, nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực pháp luật của Việt Nam và các GS Nhật Bản trao đổi tại hội thảo quốc tế “Hiến pháp với sự ổn định và phát triển của quốc gia – từ kinh nghiệm của Nhật Bản” do Ủy ban Pháp luật Quốc hội và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hôm qua - 20/9 tại Hà Nội.

Thiết chế bảo vệ quyền con người

Trả lời mối quan tâm của TS.Nguyễn Sỹ Dũng (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) về quan điểm của chủ nghĩa lập hiến liên quan đến vai trò rõ ràng nhất của Hiến pháp là “thiết chế nhằm bảo vệ quyền con người”, GS.Hasebe Yasua khẳng định, hầu hết các quốc gia (trừ Vatican) đều xây dựng Hiến pháp theo quan điểm này.

Để thực hiện được vai trò đó, các quyền con người cần được qui định trong Hiến pháp bao gồm các quyền tự do tư tưởng, tôn giáo, quyền riêng tư, quyền tài sản, quyền tự biểu hiện, quyền tham gia chính trị, các qui định để có thể đáp ứng yêu cầu về “các quyền mới” tương ứng với sự thay đổi của tình hình xã hội.

Ngoài ra, còn có các nguyên tắc “phân chia quyền lực giữa TƯ và địa phương”. Theo GS.Takami Katsutoshi, quan hệ giữa nhà nước và địa phương là “ngang bằng” có sự phân công vai trò, loại bỏ cơ chế ủy quyền, xem xét lại cách thức nhà nước can thiệp vào chính quyền địa phương…

Trong Hiến pháp Nhật Bản, mục đích của nguyên tắc là để “người dân địa phương chịu trách nhiệm về quản lý địa phương và đạt được công việc của địa phương, dân chúng tham gia chính trị để tự giác về vai trò tự quản hành chính tại địa phương, nhằm tại sự hòa bình ổn định cho đất nước, thúc đẩy phúc lợi của nhân dân…” như nhận định của các chuyên gia pháp lý Nhật Bản.

Dù cùng thống nhất vai trò “hạn chế quyền lực chính trị nhằm bảo vệ quyền con người” của Hiến pháp nhưng giới hạn của việc sửa đổi Hiến pháp (thể hiện tính “cứng” của Hiến pháp) lại được qui định khác nhau ở các nước. Nhìn chung, có những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp (như việc bảo vệ quyền cơ bản của con người như nhân quyền) không thể thay đổi dù có thông qua thủ tục sửa đổi Hiến pháp. Do đó, Hiến pháp không thể bị thay đổi một cách đơn giản mà nội dung phải cần được đưa vào đời sống, phải có cơ chế thẩm định, kiểm tra các đạo luật do Quốc hội ban hành, không để trái với Hiến pháp.

GS.Hasebe cho rằng, giới hạn sửa đổi Hiến pháp liên quan đến vấn đề “đặt niềm tin đối với người dân – những người có quyền sửa đổi Hiến pháp” nên trong khi Đức, Nhật… quan niệm về giới hạn cho việc sửa đổi Hiến pháp vì “đôi khi họ (người dân – PV) cũng có thể nhầm lẫn” thì Mỹ đã hai lần sửa đổi toàn bộ Hiến pháp (kể cả những nguyên tắc, nội dung cơ bản) bởi “người dân có quyền sửa đổi cơ bản và toàn bộ Hiến pháp của họ”.

Thúc đẩy xã hội phát triển

Đó là vấn đề được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đưa ra tại Hội thảo khi bàn đến tính “cứng” và “mềm” tương ứng với độ khó, dễ của một bản Hiến pháp. Chủ nghĩa lập hiến hiện đại là nền tảng cho Hiến pháp. Có nhiều cách hiểu khác nhau về tính “cứng” và “mềm” của Hiến pháp. Thực tiễn thế giới hiện nay, chỉ 1 số quốc gia như Anh, Malaysia, Israel… có Hiến pháp thuần túy là Hiến pháp “mềm”, song vẫn chưa có câu trả lời logic về vai trò của Hiến pháp “cứng” hay “mềm” đối với sự hưng thịnh của xã hội.

Theo đánh giá của GS.Hasebe, Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp “cứng” vì khi sửa đổi phải được 2/3 số đại biểu quốc hội tán thành. Do đó, Hiến pháp Việt Nam có thể qui định các nội dung mang tính chi tiết. Dù vậy, độ “cứng” của Hiến pháp Việt Nam vẫn chưa bằng của Nhật Bản vì ngoài điều kiện 2/3 tổng số nghị sỹ tán thành thì việc sửa đổi những quyền cơ bản trong Hiến pháp của Nhật Bản phải được người dân bỏ phiếu thông qua. GS.Hasebe khẳng định, “như vậy mới không làm mất đi vai trò của Hiến pháp trong cuộc sống của con người có nhân sinh quan khác nhau”….

Những kinh nghiệm, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo này sẽ đóng góp thiết thực trong việc sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam.

Tiếp GS Hasebe Yasuo và GS Takami Katsutoshi, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh hai giáo sư sang thăm, làm việc tại Việt Nam, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của mình với các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu, xây dựng hiến pháp.

Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang nghiên cứu tổng kết, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, do đó, việc nghiên cứu hiến pháp của các nước phát triển, các nước đối tác chiến lược của Việt Nam, trong đó có Nhật Bản là hết sức quan trọng. Qua đó, Việt Nam sẽ có thể chọn lọc tiếp thu những nội dung phù hợp. Phó Thủ tướng bày tỏ rất ấn tượng với kiến thức và kinh nghiệm của hai giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu Hiến pháp Nhật Bản cũng như Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới.Việc các giáo sư hàng đầu của Nhật Bản về nghiên cứu Hiến pháp sang tham dự Hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những vấn đề mang tính học thuật và thực tiễn với các nhà khoa học Việt Nam  có ý nghĩa rất tích cực trong việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, xây dựng hiến pháp.

X. Tuyến

Hương Giang

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn Thanh Niên Bộ Tư Pháp thăm và tri ân gia đình nữ anh hùng Đặng Thùy Trâm

Đoàn Thanh Niên Bộ Tư Pháp thăm và tri ân gia đình nữ anh hùng Đặng Thùy Trâm
(PLVN) -Chiều ngày 24/7/2024, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã đến thăm gia đình liệt sỹ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, tọa lạc trên phố Đội Cấn. Chuyến đi không chỉ nhằm tri ân và tưởng nhớ người nữ anh hùng của dân tộc, mà còn là dịp để các đoàn viên trẻ thấm nhuần những bài học quý báu từ cuộc đời và sự nghiệp của chị.

Đoàn Bộ Tư pháp viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn Bộ Tư pháp do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp dẫn đầu đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.
(PLVN) - Sáng 25/7/2024, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Đoàn Bộ Tư pháp do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp dẫn đầu đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.

Tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp tác pháp luật và tư pháp, hợp tác đào tạo luật với các đối tác Hoa Kỳ

Tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp tác pháp luật và tư pháp, hợp tác đào tạo luật với các đối tác Hoa Kỳ
(PLVN) -Tiếp theo chương trình làm việc tại Cu-ba, trong các ngày làm việc từ 22-24/7/2024, đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc với một số cơ quan, tổ chức của Hoa Kỳ. Tại các buổi làm việc, đại diện các cơ quan, tổ chức của Hoa Kỳ đã gửi lời chia buồn sâu sắc về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sáng ngày 24/7/2024, Đoàn cũng đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ghi sổ tang tại Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp quốc.

Bộ Tư pháp gặp mặt tri ân nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ

Bộ Tư pháp gặp mặt tri ân nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 24/7, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt tri ân đối với các đồng chí công chức, viên chức là thương binh, con liệt sỹ, con thương bệnh binh nặng hạng 1, hạng 2 các đơn vị thuộc Bộ.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật thăm, tặng quà thương binh, liệt sỹ tại xã Đặng Xá

Đoàn công tác thăm và tặng quà thương binh, liệt sỹ tại xã Đặng Xá.
(PLVN) - Nhân dịp 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), chiều 23/7/2024 vừa qua, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tập đoàn Tâm Sen và Ủy ban nhân dân xã Đặng Xá tổ chức thăm và tặng quà 8 thương binh, gia đình liệt sỹ trên địa bàn xã Đặng Xá (Gia Lâm, TP Hà Nội).

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Thứ trưởng Mai Lương Khôi giới thiệu các điểm mới của Luật sửa đổi bổ sung. (Ảnh Nghĩa Đức)
(PLVN) - Để đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, đồng thời, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản.

Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế

Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế
(PLVN) -Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan chức năng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án thành lập mới, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế trực thuộc.

Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 22/7, tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo yêu cầu của Nghị quyết số 66 /NQ-CP”.

Đội ngũ Luật sư Hà Tĩnh ngày càng giỏi chuyên môn và nhiệt huyết với hoạt động xã hội

Các luật sư bầu Ban chủ nhiệm. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 19/7, Đoàn luật sư Hà Tĩnh long trọng tổ chức Đại hội toàn thể luật sư lần thứ 10, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong nhiệm kỳ mới.

Hải Phòng: Tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho viên chức, người lao động, sinh viên nhà trường

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác PBGDPL tại trường Đại học Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 19/7, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do ông Nguyễn Văn Phúc – Thứ Trưởng Bộ GD&ĐT làm trưởng đoàn khảo sát, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP và Nghị định số 143/2013/NĐ-CP tại trường Đại học Hải Phòng.