Việt Nam sẽ đóng góp 100.000 USD vào Quỹ Ứng phó COVID-19 của ASEAN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17. Ảnh: VGP
(PLVN) - Hôm nay (12/11), phát biểu trong vai trò Chủ tịch ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố Việt Nam sẽ đóng góp 100.000 USD vào Quỹ Ứng phó COVID-19 và cam kết đóng góp thiết bị vật tư y tế vào Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực với giá trị 5 triệu USD.

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã rà soát tổng thể tình hình hợp tác ASEAN. Trong đó, các nhà lãnh đạo đặc biệt đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam trong điều phối, dẫn dắt ASEAN giữ vững đà hợp tác, xây dựng trên ba trụ cột Cộng đồng, đồng thời đẩy mạnh hợp tác ứng phó và khắc phục hậu quả của dịch bệnh.

Các lãnh đạo ASEAN nhất trí thông qua Đánh giá giữa kỳ triển khai các Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN 2025, ra Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, tiến hành rà soát triển khai Hiến chương ASEAN, gắn kết phát triển tiểu vùng với tiến trình phát triển chung của ASEAN và triển khai các sáng kiến nâng cao hình ảnh, bản sắc ASEAN trong khu vực.

Trong nỗ lực ứng phó chung với đại dịch COVID-19, các nhà lãnh đạo đã thông qua Khung phục hồi tổng thể của ASEAN cùng Kế hoạch triển khai, Tuyên bố ASEAN về Khung Thỏa thuận Hành lang đi lại ASEAN, Khung chiến lược ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, chính thức công bố lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực và thúc đẩy vận hành Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19 để hỗ trợ hiệu quả các nhu cầu chống dịch của khu vực, nhất trí kế hoạch lập Trung tâm khu vực ASEAN về Ứng phó dịch bệnh và các tình huống y tế khẩn cấp.

Các nước tin tưởng rằng những biện pháp này sẽ giúp người dân lấy lại niềm tin, tăng cường tính cạnh tranh, khôi phục chuỗi cung ứng và dịch vụ bị gián đoạn và từng bước phục hồi bền vững trong trung hạn và dài hạn. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn tất đàm phán Hiệp định RCEP, các nhà lãnh đạo đề nghị sớm ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định, đóng góp vào củng cố và cải tiến hệ thống thương mại đa phương công bằng, dựa trên luật lệ.

Các nhà lãnh đạo tái khẳng định yêu cầu tiên quyết cần duy trì đoàn kết, thống nhất, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN, nâng cao khả năng tự cường, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đề cao các nguyên tắc cơ bản trong Hiến chương ASEAN và Tài liệu quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các nước nhất trí ASEAN cần tiếp tục các nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi cho các nỗ lực đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, trong đó đảm bảo đàm phán COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định tiếp tục tích cực hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp lâu dài và bền vững nhằm ổn định tình hình, giải quyết các vấn đề nhân đạo tại bang Rakhine, Myanmar.

Các lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025.
  Các lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cần có cách tiếp cận tổng thể, đồng bộ về kiểm soát đại dịch COVID-19 với sự tham gia của “cả Cộng đồng”, bảo vệ cuộc sống người dân và thúc đẩy phục hồi toàn diện. Đồng thời, đề nghị ASEAN nỗ lực giữ vững đà hợp tác và liên kết khu vực, triển khai đầy đủ và đúng lộ trình các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và thúc đẩy định hướng phát triển giai đoạn mới cho ASEAN.

ASEAN cần tạo thêm động lực mới để nâng cao năng lực cạnh tranh ASEAN trong thế giới tái định hình hậu COVID-19, khai thác hiệu quả các cơ hội hợp tác nội khối, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để xác lập vị trí mới của ASEAN trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Để ứng phó với các thách thức gay gắt từ dịch bệnh, thiên tai, duy trì các mục tiêu phát triển đồng đều, bền vững, Thủ tướng đề nghị ASEAN cần đẩy mạnh thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối, trong đó có gắn kết phát triển các tiểu vùng, như Mekong, với phát triển chung của ASEAN để không vùng, miền nào bị bỏ lại phía sau. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đề cao bản sắc, hình ảnh và giá trị chung của Cộng đồng ASEAN, Thủ tướng ủng hộ tăng cường sử dụng cờ ASEAN và ASEAN ca tại khu vực, thông báo Việt Nam sẽ thực hiện treo cờ ASEAN tại trụ sở các cơ quan Chính phủ từ đầu năm 2021.

Trao đổi về các biện pháp duy trì và củng cố hòa bình và ổn định trong khu vực, Thủ tướng đề nghị ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò trung tâm về đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin ở khu vực, tiếp tục nỗ lực định hình một cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, dựa trên luật lệ, đẩy mạnh hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và đề cao thượng tôn pháp luật. Thủ tướng nhắc lại Tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) và Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN dịp 53 năm ASEAN, xác định đây là những cơ sở hữu ích để ASEAN thúc đẩy khu vực Đông Nam Á hoà bình, an ninh, trung lập và ổn định, và tăng cường các giá trị hướng tới hoà bình trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế. 

Trao đổi về tình hình Biển Đông, Thủ tướng khẳng định lại quan điểm của Việt Nam, phù hợp với nhận thức chung của ASEAN về nỗ lực, quyết tâm xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và phát triển. Thủ tướng nhấn mạnh, mọi quốc gia cần thượng tôn pháp luật, coi UNCLOS 1982 là khuôn khổ cho mọi hoạt động trên biển, tự do hàng hải, hàng không, đẩy mạnh xây dựng lòng tin, kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, không quân sự hóa, giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trên tinh thần đó, việc các bên thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 

Kết thúc Hội nghị, các Lãnh đạo ASEAN đã thông qua một số văn kiện quan trọng là đề xuất của nước Chủ tịch Việt Nam và được các nước ASEAN và các Đối tác ủng hộ như Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, Tuyên bố Hà Nội về Tăng cường công tác xã hội hướng đến một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Đọc thêm

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.