Việt Nam hướng tới Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Ảnh minh họa. (Nguồn: Greenpeace)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Greenpeace)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các quốc gia Đông Nam Á được xác định có “đóng góp” đáng kể vào việc rò rỉ chất thải nhựa trên đất liền ra biển, góp phần thúc đẩy tốc độ ô nhiễm nhựa đại dương nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh đó, các cuộc đàm phán về một hiệp ước toàn cầu phòng, chống ô nhiễm nhựa đang diễn ra và Việt Nam cũng tích cực kêu gọi các quốc gia khác cùng đẩy mạnh hợp tác giải quyết vấn nạn này.

Hợp tác trong ASEAN trở nên cấp thiết

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang phải đối mặt với một loạt các thách thức về môi trường, biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ô nhiễm rác thải nhựa. Tại Hội thảo Hợp tác khu vực hướng tới Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức, các đại diện Việt Nam cùng đại diện từ 11 quốc gia thành viên thuộc Đối tác Quản lý Môi trường Biển Đông Á (PEMSEA) và các nước không phải thành viên khác cùng thảo luận về việc thúc đẩy các sáng kiến giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam luôn đề cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học biển, môi trường biển và đới bờ, giải quyết vấn đề rác thải nhựa, rác thải nhựa đại dương. Đây cũng chính là những nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.

Ông Trương Đức Trí, Phó Cục trưởng VASI cho biết: “Là quốc gia thành viên hết sức tích cực và có trách nhiệm của PEMSEA, ở cấp độ khu vực, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc tham gia đàm phán xây dựng Thoả thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa. Thông qua việc chung tay xây dựng Thoả thuận, Việt Nam cùng với các quốc gia sẽ thể hiện tinh thần gắn kết để cùng với cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nhựa”.

Ông Trí cũng cho biết, đây là một trong các hoạt động trọng tâm gắn với Hội nghị PEMSEA lần thứ 15, nhằm góp phần rà soát các chương trình hoạt động của PEMSEA, thảo luận đưa ra những khuyến nghị để thúc đẩy nỗ lực chung trong khu vực, vạch ra một con đường cho một tương lai bền vững, đồng thời hướng tới quá trình tham gia đàm phán xây dựng Thoả thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa. Trong bối cảnh hiện tại, việc thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và khu vực Biển Đông trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa ngày càng trở nên cấp thiết.

Kinh nghiệm quốc tế

Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, bà Ramla Khalidi nhấn mạnh hai khía cạnh quan trọng trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa: “Thứ nhất, công nhận, hỗ trợ và tăng cường đóng góp của những người lao động xử lý chất thải phi chính thức vào hệ thống quản lý chất thải và xem xét cách hiệp ước toàn cầu có thể xây dựng dựa trên những đóng góp này. Lao động phi chính thức ở các quốc gia thành viên Đông Nam Á đóng một vai trò quan trọng trong quản lý chất thải. Phụ nữ và nam giới trong nhóm lao động phi chính thức này thường là những anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa. Thứ hai, việc thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng của Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ đòi hỏi nguồn tài chính đầy đủ, đặc biệt là thông qua các cơ chế tài chính sáng tạo để bảo đảm các nỗ lực được hỗ trợ đầy đủ để tạo ra những biến đổi trên thực tế”.

Đến nay, UNDP đã và đang tích cực nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa thông qua “Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” (EPPIC). Sáng kiến EPPIC bắt đầu vào năm 2021 tại Việt Nam và Thái Lan, sau đó triển khai thành công tại Indonesia và Philippines vào năm 2022. Năm 2023, EPPIC đã mở rộng phạm vi bao gồm Lào và Campuchia, nhấn mạnh hiệu quả của hợp tác khu vực trong việc giải quyết các thách thức về môi trường. Cuộc thi EPPIC trên toàn ASEAN do Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy tài trợ, mời các nhà đổi mới sáng tạo từ khắp khu vực chia sẻ những ý tưởng đột phá của họ để giải quyết ô nhiễm nhựa. Đáng nói, trên thế giới, Na Uy là một trong những ví dụ thành công của sáng kiến EPPIC.

Phó Đại sứ Na Uy, bà Mette Moglestue cho biết, dự án EPPIC đã tạo cơ hội để các quốc gia thành viên và không phải thành viên của PEMSEA ngồi lại với nhau, thảo luận và đóng góp vào quá trình đàm phán Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa. Na Uy cũng là quốc gia đồng chủ trì Liên minh Tham vọng Cao chống ô nhiễm nhựa. Tầm nhìn của Chính phủ Na Uy là Hiệp ước này sẽ mở đường cho chuỗi giá trị nhựa bền vững hơn cũng như thúc đẩy các giải pháp trên phạm vi toàn cầu, khu vực và ở mỗi quốc gia.

“Điều quan trọng là các bên tham gia phải cùng thống nhất về các biện pháp khác nhau cho toàn bộ vòng đời của nhựa, từ sản xuất, thiết kế tới quản lý chất thải. Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng đó là Hiệp ước phải đặt ra những nghĩa vụ có tính ràng buộc về pháp lý để góp phần giảm thiểu hiệu quả tình trạng ô nhiễm nhựa”, bà Moglestue nói.

Đọc thêm

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển

Không khí lạnh tăng cường yếu, gây gió mạnh trên các vùng biển
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 18 và ngày 19/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường yếu xuống phía Nam, gây gió mạnh trên các vùng biển. Trên đất liền, khu vực miền Bắc duy trì hình thái thời tiết đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.