Việt Nam đủ lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Việt Nam cam kết thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Ảnh minh họa
Việt Nam cam kết thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, dù có phải tăng bội chi, nhưng do dư địa tài khóa đã được củng cố và tăng cao trong giai đoạn vừa qua nên Việt Nam cam kết tiếp tục thực hiện các biện pháp đã được thông qua nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn.

Dư địa tài khóa được củng cố và nâng cao

Tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng TW ASEAN cuối tuần qua, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, bám sát tình hình diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam và thế giới, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng phương án điều chỉnh thu chi ngân sách nhà nước (NSNN).

Trong khi thâm hụt NSNN dự kiến giảm sâu do tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến, giá dầu thô giảm thấp, điều chỉnh chính sách thu để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thì nhu cầu chi lớn để đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, kích cầu tiêu dùng… Do đó, khó khăn về bội chi NSNN là không tránh khỏi.

Tuy nhiên, để đảm bảo cân đối, Bộ Tài chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết, cấp bách; giảm chi thường xuyên 10% và giảm chi công tác nước ngoài 70%. Đồng thời, Bộ Tài chính đã chủ động sử dụng nguồn dự phòng NSNN và huy động nguồn lực từ xã hội để thực hiện chi cho phòng chống dịch và an sinh xã hội…

“Điều quan trọng của Việt Nam là sau 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, dư địa tài khoá của Việt Nam đã được củng cố và tăng cao, nhất là về quản lý bội chi rất chặt chẽ, do vậy nợ công đã giảm sâu; chất lượng nợ công được cải thiện cao...”- Bộ trưởng khẳng định.

Ông Dũng dẫn chứng: Sau gần 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 – 2020, thế và lực về tài chính – NSNN của Việt Nam cũng đã được cải thiện đáng kể. Đến hết năm 2019, nhiều mục tiêu về tài chính – ngân sách đề ra cho cả giai đoạn 5 năm đã cơ bản được hoàn thành.

Trong đó: thu NSNN bình quân đạt 25,5% GDP; chi NSNN bằng khoảng 27 - 28% GDP, tỷ trọng chi đầu tư phát triển là 29,2% tổng chi NSNN; bội chi NSNN bằng 3,36% GDP và dư nợ công bằng khoảng 54,7% GDP (trần cho phép là 65%); cơ cấu nợ công tích cực hơn, góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện dư địa và tính bền vững của NSNN.

Với tình hình NSNN năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, mặc dù có giảm so với dự toán, nhưng dư địa tài khoá lớn, khả năng bù đắp và đặc biệt bù đắp tăng chi cho đầu tư phát triển và phòng chống dịch là hoàn toàn có dư địa.

“Do đó, nếu có phải tăng bội chi nhưng do dư địa rất tốt, nên thời gian tới, Việt Nam cam kết tiếp tục thực hiện các biện pháp đã được thông qua và đang thực hiện, nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn như gia hạn, giảm thuế…” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng  khẳng định.

Bội chi ngân sách, nợ công trong tầm kiểm soát

Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam 9 tháng năm 2020 vừa được Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV công bố cũng đưa ra nhận định: “Thâm hụt NSNN và nợ công dự tăng cao hơn dự kiến song trong tầm kiểm soát”.

Cụ thể, với việc triển khai được khoảng 36% gói hỗ trợ tài khóa khiến chi NSNN tính đến ngày 15/9/2020 tăng mạnh 66,5% so với cùng kỳ 2019, trong khi đó, tổng thu NSNN tiếp tục giảm 12,3% so với cùng kỳ 2019. 

Tuy nhiên, theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tốc độ giảm thu nội địa đã chững lại khi những khó khăn của DN và nền kinh tế dần được tháo gỡ.

Với thâm hụt NSNN/GDP 9 tháng năm 2020 ở mức 3,3% (tính trên quy mô GDP 9 tháng năm 2020), nhóm nghiên cứu cho rằng dư địa của việc mở rộng tài khóa vẫn khá khả quan. “Với việc đẩy mạnh giải ngân các gói hỗ trợ giai đoạn 1 và đưa ra gói bổ sung từ quý IV/2020, dự báo thâm hụt NSNN/GDP cả năm 2020 sẽ ở mức 5,0-5,2%, cao hơn mục tiêu (dưới 4%), song đây là tỷ lệ chấp nhận được và vẫn trong tầm kiểm soát trong bối cảnh phải đưa ra các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội…” - TS Cấn Văn Lực phân tích.

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, nợ công năm 2020 dự kiến ở mức 56-58% GDP, tuy cao hơn mức 54,7% năm 2019 và mức mục tiêu 54,3% năm 2020 song vẫn trong khả năng cho phép (thấp hơn nhiều so với ngưỡng 65% của Quốc hội) và thấp hơn nhiều so với mức nợ công tại các thị trường mới nổi (63,1%) và toàn cầu (101,5%).

Theo báo cáo “Asia Economics: It’s about stamina” (“Kinh tế của các nước châu Á: Tất cả là khả năng chịu đựng của mỗi quốc gia”) do Ngân hàng HSBC vừa công bố, Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất mà HSBC tiếp tục dự báo có tăng trưởng khả quan trong năm 2020. HSBC kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ đạt mức 2,6% (giảm nhẹ so với dự báo trước đây là 3%). Còn năm 2021, HSBC cho rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu và dòng vốn FDI rất kiên định. Do vậy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 được kỳ vọng sẽ đạt mức 8,1% (dự báo trước đây là 8,5%).

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.