Việt Nam chú trọng triển khai Công ước ICCPR

Hội thảo Thực hiện quyết định 1252 về Công ước ICCPR diễn ra tại Đà Nẵng
Hội thảo Thực hiện quyết định 1252 về Công ước ICCPR diễn ra tại Đà Nẵng
(PLVN) - Ngày 19/4, tại Đà Nẵng, Bộ Tư pháp phối hợp Văn phòng Viện KAS tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Hội thảo Thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg về tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị - kinh nghiệm và giải pháp (Công ước ICCPR). Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tham dự và phát biểu khai mạc.

Thực thi Công ước ICCPR cần đặt trong bối cảnh và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, thường được gọi tắt là Công ước ICCPR, là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người với sự tham gia đông đảo của 173 quốc gia trên thế giới. Nội dung Công ước bao trùm tất cả các quyền dân sự và chính trị của con người, có thể hiểu là các quyền này gắn với bất kỳ con người nào từ khi sinh ra cho tới quyền được sống trong hòa bình, an ninh an toàn; quyền tham gia vào đời sống dân sự, chính trị không bị phân biệt đối xử. Có thể thấy, với vai trò đặc biệt và trung tâm trong hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người, việc triển khai thực hiện Công ước ICCPR đã, đang và sẽ luôn là nội dung quan trọng trong các cuộc thảo luận về chính sách, pháp luật ở tầm quốc tế, khu vực và quốc gia.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế nêu trong Công ước ICCPR, Việt Nam luôn chú trọng triển khai Công ước gắn với những cải cách, đổi mới sâu rộng và toàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật, tư pháp, dân chủ hóa đời sống chính trị và dân sự. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1252/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một Kế hoạch cấp quốc gia riêng liên quan đến Công ước ICCPR.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tham dự và phát biểu khai mạc Hội thảo Thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg về Công ước ICCPR

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tham dự và phát biểu khai mạc Hội thảo Thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg về Công ước ICCPR

Các nội dung tại Quyết định số 1252/QĐ-TTg đã xác định rất rõ các nhiệm vụ, giải pháp; trách nhiệm của các Bộ, ngành; kết quả dự kiến cũng như lộ trình thực hiện phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc triển khai hiệu quả Quyết định số 1252/QĐ-TTg sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi hiệu quả các quy định của Công ước và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền trên thực tế; cải thiện và tạo ra sự thay đổi tích cực trong quá trình tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người cho tất cả mọi người.

Thứ trưởng Khánh Ngọc cho biết, mặc dù đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến việc bảo đảm, thụ hưởng các quyền con người của người dân, Việt Nam vẫn nỗ lực không ngừng và tích cực triển khai nhiều biện pháp được đề cập tại Kế hoạch cấp quốc gia với mục tiêu cao nhất là nâng cao sự hưởng thụ của người dân về các quyền dân sự và chính trị. Nhiều hoạt động thiết thực và có hiệu quả đã được triển khai như ban hành hoặc sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nâng cao nhận thức của người dân thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo về quyền con người... Những thành tựu và nỗ lực của Việt Nam đã được thể hiện rõ nét tại Báo cáo giữa kỳ gửi tới Ủy ban Nhân quyền vào ngày 29 tháng 3 năm 2021.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng thừa nhận, việc triển khai Quyết định số 1252/QĐ-TTg vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như nguồn lực hạn chế, công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành, địa phương... Do vậy, để chuẩn bị cho giai đoạn báo cáo tiếp theo vào năm 2023, Việt Nam vẫn cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; triển khai chính sách, pháp luật cũng như thu thập thông tin, phân tách số liệu theo đúng yêu cầu của Ủy ban Nhân quyền.

Công ước ICCPR là điều ước quốc tế có nội dung rộng, phức tạp, mà việc hiểu đúng từng quy định luôn là thách thức đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Công ước ICCPR là điều ước quốc tế có nội dung rộng, phức tạp, mà việc hiểu đúng từng quy định luôn là thách thức đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

“Trong bối cảnh như vậy, tôi đánh giá cao việc Văn phòng Viện KAS tại Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg về tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị – kinh nghiệm và giải pháp”, qua đó tiếp tục cung cấp các thông tin hữu ích, trao đổi kinh nghiệm tốt trong việc thực thi Công ước ICCPR giữa các Bộ, ngành, các cơ quan tại địa phương cũng như đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ”, Thứ trưởng bày tỏ

Thứ trưởng nhấn mạnh, Công ước ICCPR là điều ước quốc tế có nội dung rộng, phức tạp, mà việc hiểu đúng từng quy định luôn là thách thức đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc thực thi các điều ước quốc tế luôn cần đặt trong bối cảnh, hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phát huy hơn nữa vai trò chủ trì, dẫn dắt của Bộ Tư pháp

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự thống nhất cho biết, Việt Nam cần chủ động trong quá trình triển khai các cam kết tại các Công ước quốc tế về quyền con người. Theo đó, việc này góp phần giúp cho các cơ quan, tổ chức liên quan tham gia một cách hiệu quả hơn, đồng thời giúp cộng đồng quốc tế có thể hiểu rõ hơn về các ưu tiên, thách thức, nhu cầu hợp tác của Việt Nam.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch triển khai, lộ trình đầy đủ, rõ ràng, định kỳ rà soát, kiểm điểm, báo cáo tình hình thực hiện. Với số lượng các khuyến nghị ngày càng tăng, sự liên kết giữa các khuyến nghị ngày càng chặt chẽ, đồng thời cũng có sự chồng lấn nhất định với các khuyến nghị của các Ủy ban Công ước, việc xây dựng một kế hoạch tổng thể và xây dựng các kế hoạch riêng rẽ của các bộ, ban, ngành trong triển khai các khuyến nghị được phân công là hết sức cần thiết. Trên cơ sở các kế hoạch được thông qua, các cơ quan chủ trì thực hiện các khuyến nghị có cơ sở để rà soát việc thực hiện, qua đó kịp thời sơ kết, tổng kết báo cáo việc thực hiện, bảo đảm tiến độ đề ra. Thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm tốt từ các nước, tranh thủ kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế.

Đặc biệt, giữa các bộ, ngành được giao phối hợp thực hiện các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch, cần có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ hơn nữa, nhất là với các nhiệm vụ có nhiều bộ, ngành phối hợp thực hiện, bao gồm phát huy hơn nữa vai trò chủ trì, dẫn dắt của Bộ Tư pháp. Cần đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên, giảng viên giảng dạy quyền con người.

Đại biểu tham dự nêu ý kiến trong việc thự thực thi các điều ước quốc tế

Đại biểu tham dự nêu ý kiến trong việc thự thực thi các điều ước quốc tế

Bên cạnh đó, việc thực thi các điều ước quốc tế phải có những giáo trình thống nhất về quyền con người cho các cấp. Hệ thống giáo trình cần có sự liên thông ở tất cả các bậc đào tạo cũng như các tài liệu mang tính bồi dưỡng. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ CB, CC, VC, đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên, giảng viên giảng dạy quyền con người. Đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục để giúp cho mọi người hiểu biết và nâng cao nhận thức về quyền con người và các quyền dân sự và chính trị. Đồng thời, khai thác hạ tầng truyền thông, thông tin đại chúng đem đến kịp thời những thông tin chuẩn xác về quyền con người và các quyền dân sự và chính trị

Hội thảo Công ước ICCPR đã được nghe 9 chuyên đề gồm: Khái quát chung và kết quả thực hiện bước đầu Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực thi hiệu quả Công ước ICCPR và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền. Triển khai khuyến nghị theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong mối liên hệ với khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc: Kinh nghiệm của Bộ Ngoại giao. Xây dựng và triển khai Kế hoạch tăng cường thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền: Kinh nghiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nâng cao hiệu quả thực thi các quyền dân sự và chính trị trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam.

Thực tiễn triển khai Quyết định số 1252/QĐ-TTg trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Nâng cao nhận thức về quyền dân sự và chính trị cho đối tượng thụ hưởng tại Việt Nam. Thực tiễn triển khai Quyết định 1252/QĐ-TTg tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Kết quả và bài học kinh nghiệm. Thúc đẩy thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc trong giảm thiểu các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực. Một số kết quả thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg tại Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành, nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố, ảnh chinhphu.vn

Bài 2: Nhiều khó khăn trong sắp xếp đơn vị hành chính

(PLVN) -Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, nhiều địa phương đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu nhất để việc sắp sếp đạt kết quả tích cực, thuận lợi cho hoạt động của đơn vị hành chính mới, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân. Việc sắp xếp kịp ổn định tổ chức bộ máy và tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp ở cơ sở. Tuy nhiên, qua thực tiễn sắp xếp cho thấy còn rất nhiều khó khăn trong triển khai .

Đọc thêm

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lãnh đạo Bộ Tư pháp cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ đến thăm, chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và gửi lẵng hoa tươi thắm đến các cơ sở giáo dục, đào tạo luật thuộc Bộ Tư pháp.

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc về các quyền dân sự và chính trị

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).

Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền

GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Theo GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, nếu pháp luật không được thực thi một cách công bằng thì Nhà nước pháp quyền chưa phải là Nhà nước pháp quyền trên thực tế. Do đó, yêu cầu thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền.

Vụ trưởng Lê Thị Thúy Sen và “Khéo khôn với tiền…”

Vụ trưởng Vụ truyền thông Ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Thị Thúy Sen
(PLVN) - Ngay sau khi ra mắt, "Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen đã trở thành hiện tượng xuất bản trong hệ thống sách kiến thức khoa học của NXB Kim Đồng. Hóa ra những kiến thức khô khan, khó hiểu về tài chính- ngân hàng được tác giả khéo léo hóa giải để trở nên đơn giản, dễ hiểu…

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'
(PLVN) - Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi thư chúc mừng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có thư chúc mừng gửi đến các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Tư pháp. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu thư Bộ trưởng.

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý
(PLVN) - Văn hoá pháp luật là một chủ đề nghiên cứu còn khá mới song lại hết sức cần thiết để tạo dựng niềm tin pháp luật trong quần chúng, là cơ sở thúc đẩy các hành vi hợp pháp, hợp lý. Nhằm làm rõ hơn khái niệm, bản chất, cấu trúc và vai trò xã hội của văn hoá pháp luật, sáng 14/11, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bàn tròn: “Văn hoá pháp luật”. PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội dự và phát biểu khai mạc hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 16/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo một số nội dung về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi. (Ảnh Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.