Việt kiều đầu tư về nước gần 6 tỷ USD

Thế giới hiện có trên 4 triệu người Việt Nam sinh sống, làm ăn tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đã có trên 3.200 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn khoảng 5,7 tỉ USD, trong đó, khoảng 60% dự án được đánh giá là hoạt động có hiệu quả.

Thế giới hiện có trên 4 triệu người Việt Nam sinh sống, làm ăn tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đã có trên 3.200 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn khoảng 5,7 tỉ USD, trong đó, khoảng 60% dự án được đánh giá là hoạt động có hiệu quả.

Luôn hướng về Tổ quốc

Hôm qua (4/11), tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức “Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (NVNONN).

DN Việt kiều tại Đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.
DN Việt kiều tại Đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Theo Ủy ban NVNONN, hiện nay có trên 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó gần 400 nghìn người có trình độ đại học trở lên. Trung bình hằng năm có khoảng 500 nghìn lượt kiều bào về nước, trong đó khoảng 300 chuyên gia, trí thức về làm việc và hàng nghìn người về tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh.

Đến nay có trên 3.200 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn khoảng 5,7 tỉ USD, trong đó khoảng 60% dự án được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15% năm, từ mức 3 tỷ USD năm 2004 tăng lên 7,4 tỷ USD năm 2008 và 6,8 tỷ USD năm 2009. Kiều bào ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo hướng về quê hương, giúp đỡ đồng bào trong nước có hoàn cảnh khó khăn.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Nguyễn Thanh Sơn cho biết, những năm gần đây, công tác vận động kiều bào đã được triển khai tích cực với nhiều hình thức, nội dung phong phú gắn với các sự kiện chính trị, xã hội lớn của đất nước.

Trong năm 2010, Ủy ban đã tổ chức đoàn kiều bào về dự Đại lễ 1000 năm Thăng Long; Cầu Truyền hình quốc tế “Hà Nội – Viêng Chăn – Paris/UNESCO: Hòa điệu văn hóa, khát vọng hòa bình”; đoàn thanh niên, sinh viên dự “Trại hè Việt Nam 2010” đông nhất từ trước đến nay với gần 150 em đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ... Những hoạt động trên đã góp phần khơi dậy lòng yêu nước, gắn bó với cội nguồn dân tộc của kiều bào, từng bước vô hiệu hóa các hoạt động đi ngược lại lợi ích cộng đồng và đất nước.

Còn nhiều thách thức

Cũng theo Ủy ban Nhà nước về NVNONN, trong quá trình phát triển và hội nhập, cộng đồng NVNONN đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức to lớn.

Tại một số địa bàn, nhiều bà con chưa được cấp quy chế cư trú hợp pháp để yên tâm làm ăn, cư trú lâu dài; cuộc sống của kiều bào ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và một số nước châu Phi gặp nhiều khó khăn và địa vị pháp lý còn thấp; việc Nga và các nước Đông Âu siết chặt quy chế nhập cảnh và cư trú đang gây nhiều khó khăn cho số người Việt không có giấy tờ hợp pháp, trong khi đó việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề kinh doanh của bà con ở khu vực này diễn ra rất chậm.

Hiện tượng số đi du lịch tìm cách ở lại, số lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn, sinh sống bất hợp pháp ngày một tăng. Tình hình tội phạm người Việt diễn ra phức tạp, đặc biệt hoạt động trồng cần sa, buôn ma tuý, rửa tiền ở Mỹ, Anh, Úc, Canada… ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cộng đồng, gây nhiều phức tạp trong công tác bảo hộ công dân.

Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, cần tiếp tục quán triệt sâu rộng NQ 36 của Bộ Chính trị; tiếp tục công tác tuyên truyền đối ngoại hướng tới kiều bào và quản bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với thế giới; tấn công mạnh hơn, cô lập các thế lực phản động; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc…

Thủy Thu

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.