Do ảnh hưởng của lệnh phong tỏa đang được áp dụng ở Anh, cửa hàng ở Mayfair của Vic đã đóng cửa. Phát ngôn viên của Victoria Beckham đã xác nhận đêm 18/4 rằng 1/4 nhân viên sẽ được cho nghỉ trong hai tháng tính từ bây giờ.
Với quyết định này, Công ty của Victoria Beckham sẽ được hưởng số tiền (được cho lên tới hàng chục ngàn bảng của người nộp thuế) mà Chính phủ sẽ dùng để trả lương cho các nhân viên theo chương trình duy trì việc làm của Chính phủ.
Ước tính, cựu thành viên nhóm Spice Girl đang sở hữu khối tài sản đáng kinh ngạc là 335 triệu bảng với Nnãn hiệu thời trang cao cấp (có mức giá 1.500 bảng cho một chiếc váy), bộ sưu tập túi xách trị giá khoảng 1,5 triệu bảng Anh) và thường xuyên sử dụng máy bay phản lực tư nhân.
Các nhân viên của Công ty thời trang Victoria Beckham đã nhận được thư giải thích rằng họ sẽ được Chính phủ trả 80% tiền lương, phù hợp với kế hoạch của Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đưa ra để giúp các công ty trong đại dịch. 20% còn lại sẽ do bà Becks chi trả (nhưng không bắt buộc).
Theo đó, các nhân viên của hãng Victoria Beckham sẽ vẫn được làm việc và bà Beckham sẽ có thể nhận được 80% tiền lương của họ từ Chính phủ. Số tiền lên tới 2.500 bảng/tháng/nhân viên. Chương trình này có thể giúp Công ty chi tiền lương cho 30 nhân viên cho đến cuối tháng Sáu.
Bà Beckham được cho là đang đứng đầu trong danh sách được nhận tiền hỗ trợ lương cho nhân viên từ Chính phủ Anh. Các nhà phê bình đã chỉ trích bà Beckham "lợi dụng chương trình do người đóng thuế tài trợ thay vì sử dụng tài sản của chính mình để trả lương cho nhân viên".
Một nguồn tin thân cận với gia đình nói với The Mail hôm 19/4 rằng: ‘Một phút sau khi cùng David đăng ảnh về những chai rượu vang đỏ rất đắt tiền trên Instagram, Vic đã thực hiện chính sách cho nhân viên nghỉ để hưởng ưu đãi từ chương trình hỗ trợ của Chính phủ từ tiền thuế của người dân".
"Bằng cách sử dụng chương trình của Chính phủ, cô ấy đang lấy tiền công khi cô ấy có hàng trăm triệu trong ngân hàng. Có vẻ rất không đúng" - nguồn tin này nhận xét.
Nhãn hiệu thời trang xa xỉ nhưng không có lợi nhuận của Victoria Beckham. Ảnh: The Dailymail |
Công ty cùng tên của bà Beckham, có trụ sở tại Hammersmith, West London (Anh) đã không có lợi nhuận kể từ khi nó ra mắt năm 2008. Năm 2018, nó đã chịu khoản lỗ 12,3 triệu bảng. Năm trước đó, bà Beckham đã mất 10,3 triệu bảng. Mặc dù mô hình kinh doanh rõ ràng không có lợi nhuận, bà Beckham vẫn quyết tâm duy trì nhãn hiệu này với sự hỗ trợ của người chồng 44 tuổi.
Điều dáng nói là công việc kinh doanh kém hiệu quả đã không ngăn được vợ chồng Beckham có một lối sống phô trương, với phần lớn được khoe với người hâm mộ thông qua phương tiện truyền thông xã hội.
Vào tháng 1, gia đình Beckham đã được nhìn thấy dùng một chai rượu vang đỏ Romanee-Saint-Vivant Grand Cru trị giá 2.000 bảng trong khi dùng bữa tại nhà hàng độc quyền của nhà hàng Chez LTHERAmi Louis ở Paris. Tháng trước, chỉ hai tuần trước khi phong tỏa, gia đình Beckham được cho là đã chi 100.000 bảng cho bữa tiệc sinh nhật lần thứ 21 của cậu cả Brooklyn.
Hai tuần trước, vợ chồng Beckham đã mua một căn penthouse ở Miami (Mỹ) với giá gần 20 triệu bảng để thêm vào danh mục tài sản ấn tượng của họ, một biệt thự trị giá 25 triệu bảng ở Holland Park, West London (Anh) và chi 6 triệu bảng để sửa chữa ngôi nhà ở Cotswold (Anh) - nơi gia đình Beckham sống trong thời gian phong tỏa xã hội.