Vì sao tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở Quảng Nam thấp?

Dự án cầu Tam Tiến bắc qua sông Trường Giang ở huyện Núi Thành chậm tiến độ nhiều tháng qua.
Dự án cầu Tam Tiến bắc qua sông Trường Giang ở huyện Núi Thành chậm tiến độ nhiều tháng qua.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Về nguyên nhân chủ quan, UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, công tác dự báo, lập, xây dựng kế hoạch vốn chưa sát với thực tế và khả năng giải ngân...

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh mới ký, ban hành báo cáo về tình hình thực hiện, kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đến hết ngày 31/1/2023 của tỉnh.

Theo đó, kế hoạch đầu tư công năm 2022 của UBND tỉnh hơn 5.800 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương hơn 1.400 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 4.400 tỷ đồng. Sau khi bổ sung ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia hơn 900 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 1000 tỷ đồng và điều chỉnh giảm hơn 42 tỷ đồng vốn nước ngoài tỉnh vay lại. Kế hoạch vốn năm 2022 sau khi điều chỉnh bổ sung là hơn 7.700 tỷ đồng.

Tính đến 31/1, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 (không bao gồm các dự án do trung ương quản lý) giải ngân 5.727 tỷ đồng, đạt 73,5% so với kế hoạch vốn sau điều chỉnh.

Lý giải về tình hình giải ngân vốn đầu tư công giải ngân còn thấp, UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, có 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình hình trên.

Cụ thể, nguyên nhân khách quan là do tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, vượt dự báo. Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 vào những tháng đầu năm 2022; giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng tăng cao, đặc biệt giá thép, xăng dầu và việc thiếu các mỏ đá, mỏ đất làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn kế hoạch năm 2022 bổ sung trong năm hơn 1.900 tỷ đồng.

Nhiều địa phương ở Quảng Nam chưa dứt điểm giải phóng mặt bằng khiến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm.

Nhiều địa phương ở Quảng Nam chưa dứt điểm giải phóng mặt bằng khiến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm.

Về nguyên nhân chủ quan, theo UBND tỉnh Quảng Nam, công tác dự báo, lập, xây dựng kế hoạch vốn chưa sát với thực tế và khả năng giải ngân.

Việc chuẩn bị dự án còn hạn chế, chất lượng hồ sơ chưa tốt nên vướng mắc khi triển khai, phải đề nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn, chủ trương đầu tư nhiều lần; công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định, tư vấn còn chậm; thủ tục đầu tư, thanh quyết toán vốn đầu tư dự án còn bất cập; việc điều chuyển kế hoạch vốn năm 2022 được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đến nay, đã điều chỉnh gần 900 tỷ đồng (ngân sách tỉnh hơn 432 tỷ đồng, TƯ là 462 tỷ đồng).

Công tác giải phóng mặt bằng chưa giải quyết dứt điểm, công tác quản lý hiện trạng, thỏa thuận áp giá đền bù, xác nhận nguồn gốc sử dụng đất vẫn còn nhiều vướng mắc. Năm 2022 là năm đầu tiên triển khai thực hiện thủ tục kéo dài kế hoạch vốn năm trước sang năm kế hoạch theo quy định tại Điều 68 Luật Đầu tư công Việc tổng hợp danh mục các dự án thuộc 7 trường hợp bất khả kháng được kéo dài kế hoạch vốn ngân sách địa phương.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Một số chủ đầu tư, nhà thầu còn yếu về năng lực. Một bộ phận cán bộ, công chức còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát một số lĩnh vực chưa quyết liệt, kịp thời, hiệu quả... Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, thiếu quyết liệt, cụ thể trong việc đôn đốc, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công không đạt kết quả đề ra, chưa đạt tỷ lệ giải ngân theo yêu cầu.

Giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng tăng cao, đặc biệt giá thép, xăng dầu và việc thiếu các mỏ đá, mỏ đất đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng tăng cao, đặc biệt giá thép, xăng dầu và việc thiếu các mỏ đá, mỏ đất đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã uỷ quyền cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang chỉ đạo, điều hành, phê duyệt quyết toán hoàn thành dự án đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công... Thời gian thực hiện uỷ quyền là 24 tháng kể từ ngày quyết định này có hiệu lực.

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm kế hoạch đầu tư công năm 2023 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024.

Theo đó, sau khi xem xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại báo cáo số 248/BC-SKHĐT ngày 16/6/2023 về đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm kế hoạch đầu tư công năm 2023 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024.

Ông Thanh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan rà soát, dự thảo báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy để báo cáo Tỉnh ủy về đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm kế hoạch đầu tư công năm 2023 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.