Vì sao Đề án "dạy ngoại ngữ quốc gia" tốc độ "rùa"?

 Sau 3 năm thực hiện, đề án dạy ngoại ngữ quốc gia vẫn đang trong quá trình đào tạo lại và đào tạo mới nguồn giáo viên. Mục tiêu đa số thanh niên thông thạo ngoại ngữ vào năm 2020 vẫn còn rất xa vì đề án vẫn còn đang xây dựng từ... gốc.

Sau 3 năm thực hiện, đề án dạy ngoại ngữ quốc gia vẫn đang trong quá trình đào tạo lại và đào tạo mới nguồn giáo viên. Mục tiêu đa số thanh niên thông thạo ngoại ngữ vào năm 2020 vẫn còn rất xa vì đề án vẫn còn đang xây dựng từ... gốc.

 

Nghe, nói vẫn... “điếc”

Năm 2008, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đọan 2008-2020” được phê duyệt với mục tiêu: Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ... để đến năm 2015, đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ. Đến năm 2020, thanh niên tốt nghiệp ĐH, CĐ, TCCN có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập trong học tập và làm việc, coi đây là thế mạnh của người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Tất cả các bạn bè quốc tế khi làm việc với Ban quản lý Đề án đều cho rằng mục tiêu của nó thực sự khá cao và đầy tham vọng. Còn 4 năm để có bước tiến rõ rệt và 9 năm để thanh niên Việt Nam sử dụng tốt ngoại ngữ. Nhưng cho đến hôm nay, điểm xuất phát còn... chơi vơi(!) khi mới có 45/63 tỉnh thành xây dựng được đề án cụ thể cho địa phương mình, 18 tỉnh/thành khác thì vẫn nợ”.

Đồng thời, theo kết quả đánh giá của các tổ chức như Hội đồng Anh, Trung tâm giáo dục Apollo cung cấp về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được khảo sát thì học sinh Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng viết và đọc nhưng lại xếp thứ gần bét (18-19/20) về khả năng nghe nói. Ngay một số thành phố lớn đã thực hiện việc dạy tiếng Anh tăng cường trong hơn 10 năm qua như: TP.HCM, Đà Nẵng... khi tham gia Đề án dạy ngoại ngữ năm 2020 đã có nhiều thuận lợi về đội ngũ giáo viên.

Thế nhưng, đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, khi tham gia Đề án, đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn còn hạn chế như phương pháp dạy và học ngoại ngữ còn lạc hậu dẫn đến trình độ sử dụng ngoại ngữ của học sinh còn thấp.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng thừa nhận, trong quá trình tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh tiểu học, các cơ sở giáo dục gặp nhiều khó khăn do chỉ tiêu biên chế, chế độ tiền lương, thù lao cho giáo viên tiếng Anh tiểu học còn bất cập. Giáo viên tốt nghiệp đại học chuyên ngữ, trình độ năng lực ngoại ngữ đạt bậc 5 và năng lực sư phạm giỏi muốn tham gia dạy học tiểu học nhưng những quy định về trình độ và mức lương chưa tháo gỡ được nên không thu hút được số giáo viên này. Thế mới có tình trạng thừa nhân lực trình độ cao nhưng lại thiếu người dạy tiếng Anh tiểu học.

Học chỉ để... thi

Từ thực tế các địa phương, nhiều chuyên gia phản ánh khá sinh động bức tranh dạy và học ngoại ngữ ở các trình độ và vùng miền khác nhau. Theo đó, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ còn rất thiếu, nhà trường vẫn chưa tạo động lực học ngoại ngữ cho học sinh, nhất là ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, giáo trình dạy tiếng Anh ở cấp phổ thông hiện nay còn nhiều lạc hậu, thiếu hẳn yếu tố giao lưu, giao tiếp, tranh luận mà đang nghiêng nhiều theo hướng hàn lâm, câu chữ, ngữ pháp khô khan, học sinh thi xong là không muốn học ngoại ngữ nữa.

Theo ông Lương Văn Cầu - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương thì cho đến nay, đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở các trường trong tỉnh đã đủ về số lượng, với 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Nhưng hạn chế là giáo viên được đào tạo từ các nguồn khác nhau. Số lượng giáo viên được đào tạo chính quy từ các cơ sở đào tạo về ngoại ngữ có chất lượng còn thấp. Số lượng lớn giáo viên được đào tạo theo hình thức không chính quy, hoặc giáo viên chuyển từ tiếng Nga sang dạy tiếng Anh... Do đó, năng lực ngoại ngữ và năng lực giảng dạy của một bộ phận lớn giáo viên còn hạn chế.

Thừa nhận vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận định, khó khăn trước mắt còn nhiều nhất là khâu đào tạo và bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên đạt chuẩn. Trong khi đó, số lượng giáo viên tham gia đề án rất lớn, lên đến gần 80.000 người.

Không chỉ khó khăn về giáo viên, cơ sở vật chất cũng là vấn đề nan giải. Ông Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, để dạy ngoại ngữ rất cần các thiết bị hỗ trợ nhưng tại các trường đều thiếu thiết bị nghe nhìn, băng đĩa. Học sinh chỉ nghe giáo viên nói trong khi giáo viên cũng nói tiếng Anh theo giọng của người Việt nên không hiệu quả. Cũng theo ông Cả, việc học đơn điệu khiến cho học sinh không hứng thú. Lớp học quá đông nên không hiệu quả. “Học sinh vẫn chỉ coi ngoại ngữ như là một môn học thông thường, học để thi, qua “cầu” là thôi” - ông Cả nói.

Và với tốc độ... rùa khi mà sau 4 năm thực hiện đề án, nhiều địa phương vẫn chậm rãi “ngoài vùng phủ sóng” thì xem ra mục tiêu vẫn còn ở rất xa...

Phê duyệt 3 năm mới cấp tiền

Một trong những nhiệm vụ Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 là rà soát lại trình độ giáo viên để bồi dưỡng và nâng cao trình độ giáo viên đạt chuẩn theo khung trình độ châu Âu. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, đề án được phê duyệt ngày 30/9/2008 nhưng đến tháng 6/2011 mới được cấp kinh phí hoạt động từ chương trình mục tiêu Quốc gia về GD&ĐT. Bộ đã vận dụng và huy động các nguồn vốn khác để có thể tiến hành phần công việc chuẩn bị cho Đề án và chính thức triển khai trong năm học 2010-2011.

Uyên Na 

Đọc thêm

Xúc động Lễ tiễn đưa 12 liệt sĩ hy sinh trên chiến trường Lào về nước

Tiễn đưa liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên chiến trường Lào về nước. (Ảnh: Quỳnh Nga).
(PLVN) - Ngày 19/5, tại tỉnh Salavan (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh bạn đã long trọng tổ chức lễ tiễn đưa 12 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước; sau hơn 6 tháng khảo sát, tìm kiếm, cất bốc, quy tập của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Đội quy tập mộ liệt sĩ 192 thuộc Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đưa văn hóa thành động lực cho sự phát triển đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Ngày 20/5, trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội khẳng định, việc Quốc hội đưa dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 ra thảo luận tại Kỳ họp chứng minh mong muốn văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực và hệ điều tiết cho sự phát triển bền vững đất nước.

'Chỉ nên ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại'

Bộ trưởng Tô Lâm trình bày Tờ trình dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. (Ảnh: N.L)
(PLVN) - Có ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội ý kiến đề nghị quy định tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ cần được giới hạn trong phạm vi ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại, được ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới; đồng thời quy định hạn chế hoặc cấm tiếp nhận các loại vũ khí thô sơ...

Toàn văn bài phát biểu nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu nhậm chức. Ảnh: Quochoi.vn
"Tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng, dù ở vị trí công tác nào, mình cũng phải luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc và quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khi nhậm chức.

Ông Trần Thanh Mẫn trúng cử Chủ tịch Quốc hội

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ.
Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54 tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, chiều nay, 20/5, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Cử tri, Nhân dân tin tưởng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ‘không ngừng, không nghỉ’

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Rất tin tưởng Đảng, Nhà nước “không ngừng, không nghỉ” trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp này, cử tri và Nhân dân đồng thời mong muốn các Bộ, ngành, cơ quan chức năng có giải pháp hiệu quả, “mạnh tay hơn nữa” đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người đăng tải, cung cấp các thông tin “thất thiệt” “xấu độc” ảnh hưởng đến thành quả chung đã đạt được...

Đã dành khoảng 680.000 tỷ đồng thực hiện chính sách tiền lương mới

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày Báo cáo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước một số nội dung chủ yếu về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024.

Cần đặt lợi ích chung của Nhân dân lên hàng đầu để xem xét

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần trên khi cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV.

Chức vụ càng cao càng phải gương mẫu

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 Khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý đặc biệt về công tác cán bộ. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Tinh thần trên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh tại các hội nghị, cuộc họp bàn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Gần đây nhất, yêu cầu này tiếp tục được Bộ Chính trị đề cập tại Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành.

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại TP Phú Quốc

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại TP Phú Quốc.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 19/5, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông (TP Phú Quốc). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân lễ khánh thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng
Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng và kêu gọi mọi người dân Việt Nam trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, vùng miền hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần "Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng - Gieo mầm sự sống" vì "cho đi là còn mãi", một người có thể cứu nhiều người.