Vẫn rối bời vì doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm sạt lở bờ sông

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã gửi tới Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) những đề xuất liên quan tới xử lý sự cố sạt lở bờ sông nhằm tìm kiếm một cơ chế sẽ bảo đảm trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc đưa ra quyết định một cách minh bạch và nhanh chóng. 

Trong trường hợp nguyên nhân sạt lở là do khai thác khoáng sản thì cũng nhanh chóng được khắc phục. Còn nếu không phải do khai thác khoáng sản thì cũng nhanh chóng trả lại quyền khai thác để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động...

Quy định chưa đủ rõ ràng để ràng buộc trách nhiệm?

Tình trạng khai thác không bền vững đối với cát sỏi lòng sông, hoặc tình trạng lợi dụng nạo vét đường thủy để khai thác cát sỏi lòng sông diễn ra nhiều năm qua mà chưa có biện pháp khắc phục triệt để. Vấn đề này gây nhiều hệ lụy xấu về môi trường, hệ sinh thái, đời sống của nhiều người nông dân. Do đó, việc tăng cường các biện pháp quản lý đối với hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông và nạo vét đường thủy là cần thiết. Tuy nhiên, VCCI cho rằng, bên cạnh đó cũng cần cân đối các biện pháp quản lý để tránh làm phát sinh thủ tục hành chính hoặc làm tăng rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. 

Vì thế, VCCI cho rằng, để đáp ứng các nguyên tắc này, Dự thảo Thông tư về quản lý cát, sỏi lòng sông, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cần được xây dựng dựa trên nguyên tắc các quyết định về việc quy hoạch, cấp phép thăm dò khai thác cát sỏi, hay quy hoạch tuyến đường thủy, kế hoạch nạo vét, lập dự án nạo vét cần được tham vấn ý kiến của tất cả các bên liên quan, và đạt được sự đồng thuận trước khi ra quyết định, đồng thời phải công khai, minh bạch quá trình thực hiện để bảo đảm công bằng, tránh gian lận và có cơ chế để phản ánh và xử lý vi phạm.

Liên quan tới xử lý khi có sự cố sạt lở, tại Điều 7 của Dự thảo quy định về việc khoanh định khu vực cấm, tạm cấm khai thác cát sỏi lòng sông. Nội dung của Điều này tương tự như Điều 63.2 của Luật Tài nguyên nước. “Nói cách khác, quy định này đã có từ lâu, song mức độ triển khai trên thực tế vẫn rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do quy định này chưa đủ rõ ràng để ràng buộc trách nhiệm giải trình của Sở TN&MT và UBND cấp tỉnh, đặc biệt khi đây là các cơ quan có vai trò chính trong việc quy hoạch, cấp phép khai thác cát sỏi lòng sông” – văn bản của VCCI nhận định.

Điều 12.3 của Dự thảo đã có quy định cụ thể hơn: trong trường hợp đang khai thác cát sỏi mà có sự cố sạt lở thì phải dừng ngay việc khai thác và báo cho chính quyền địa phương. Sở TN&MT sẽ đánh giá và quyết định việc có cấm khai thác khoáng sản tại khu vực đó hay không. Theo VCCI, đây là quy định tiến bộ hơn, song vẫn chưa thực sự cụ thể về quy trình đánh giá này và tiềm ẩn nguy cơ bị áp dụng một cách tùy tiện trong thực tiễn.

Cần quy định rõ yêu cầu bồi thường thiệt hại

Vì thế, để giải quyết những tồn tại này, đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đề nghị cơ quan soạn thảo cụ thể hóa cơ chế giải quyết khi có sự cố sạt lở bờ sông. Theo đó, các cá nhân, tổ chức có quyền kiến nghị, phản ánh về tình trạng sạt lở đối với chính quyền địa phương và Sở TN&MT. Chính quyền địa phương khi nhận được thông tin về tình trạng sạt lở phải báo ngay cho Sở TN&MT trong vòng 1 ngày. 

Trong vòng 3 ngày từ khi có thông tin về tình trạng sạt lở (qua phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức, của chính quyền địa phương hoặc phương tiện thông tin đại chúng), Sở TN&MT phải nhanh chóng kiểm tra và ra quyết định việc tạm dừng hoặc cho tiếp tục khai thác khoáng sản. Quyết định này (kể cả cho phép tiếp tục hay tạm dừng) đều phải thông báo cho người dân địa phương và doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản.

Nếu Sở TN&MT quyết định tạm dừng khai thác thì Sở này có 15 ngày để điều tra, xác định nguyên nhân sạt lở. Trong thời hạn 15 ngày, Sở TN&MT phải thông báo rõ ràng về kết quả điều tra, nguyên nhân sạt lở. Nếu nguyên nhân là do khai thác cát sỏi thì Sở TN&MT trình cấp có thẩm quyền đưa khu vực đó vào khu vực cấm, tạm cấm khai thác, nếu là nguyên nhân khác thì ngay lập tức phải dỡ bỏ lệnh cấm khai thác. Quyết định này phải được thông báo cho doanh nghiệp khai thác và người dân địa phương.

Dự thảo Thông tư cũng cần quy định rõ quyền khiếu nại, khởi kiện hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại của cả doanh nghiệp khai thác khoáng sản và người dân địa phương đối với quyết định của Sở TN&MT hoặc cấp có thẩm quyền khác.

“Một cơ chế như vậy sẽ bảo đảm trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc đưa ra quyết định một cách minh bạch và nhanh chóng. Trong trường hợp nguyên nhân sạt lở là do khai thác khoáng sản thì cũng nhanh chóng được khắc phục, còn nếu không phải do khai thác khoáng sản thì cũng nhanh chóng trả lại quyền khai thác để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động” – VCCI nhận định.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...