UKVFTA mở cơ hội lớn cho sản phẩm xanh Việt Nam xuất khẩu sang Anh

Hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - TS. Lê Huy Huấn - Điều phối viên Chương trình Tăng trưởng Xanh và Biến đổi Khí hậu toàn cầu Việt Nam (CCG Việt Nam) cho biết: "Anh rất ưu tiên các hiệp định song phương như UKVFTA (giữa Việt Nam và Vương quốc Anh). Những sản phẩm xanh như trong lĩnh vực nông nghiệp, trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, trong lĩnh vực dệt may, thủy sản là những lĩnh vực rất có thế mạnh để xuất khẩu sang Anh".

Trước khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã được thúc đẩy trong khuôn khổ cam kết của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), có hiệu lực từ 1/8/2020. Lúc đó, Vương quốc Anh vẫn chưa hoàn tất quá trình đàm phán Brexit để rời khỏi Liên minh Châu Âu, do đó cả Việt Nam và Vương quốc Anh đều thực hiện các cam kết trong khuôn khổ EVFTA.

Tuy nhiên, sau khi Vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu, từ ngày 1/1/2021, hai bên bắt đầu thực hiện các cam kết trong Hiệp định song phương UKVFTA. Tính đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 năm triển khai những cam kết này trong khuôn khổ hiệp định thương mại song phương giữa hai quốc gia.

Bà Nguyễn Sơn Trà - Trưởng phòng WTO và đàm phán thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết: Trong thời gian đó, những hỗ trợ từ những cam kết tạo thuận lợi thương mại song phương giữa hai bên, cụ thể là những cam kết rất thuận lợi về mặt thuế quan. Vương quốc Anh cam kết cắt giảm thuế quan cho rất nhiều hàng hóa có triển vọng cũng như chiếm tỷ trọng thương mại rất lớn của Việt Nam sang Vương quốc Anh.

Ngược lại Việt Nam cũng có những cam kết rất thuận lợi giúp cho hàng hóa của Vương quốc Anh vào Việt Nam được dễ dàng hơn.

Cũng theo bà Trà, đây là những nền tảng rất tốt để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước trong thời gian qua. Nếu như chúng ta nhìn vào các số liệu thống kê thì thấy tỉ lệ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên và trong đó có tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh đều tăng trưởng rất cao trong những năm vừa rồi.

Ví dụ, năm 2022, tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh đã tăng trưởng đến hai con số. Trong 10 tháng đầu năm 2024 thì tỉ lệ tăng trưởng cũng rất khả quan.

"Chúng tôi cho rằng với những thuận lợi từ những cam kết có được trong khuôn khổ FTA song phương giữa hai bên đã có tác dụng rất tốt đến việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại song phương giữa hai nước", bà Nguyễn Sơn Trà cho biết.

Theo bà Trà, trong khuôn khổ của Hiệp định này, hai bên cũng có những quy định liên quan đến việc cho phép sự tham gia đóng góp cũng như sự tham gia có ý kiến rộng rãi của các tổ chức phi Chính phủ thông qua cơ chế nhóm tư vấn trong nước (hay còn gọi tắt là DAG). Tuy nhiên nó không đặt ra các vấn đề về trừng phạt thương mại.

Thực tế trong thời gian qua khi triển khai Hiệp định, Chính phủ Việt Nam cũng như phía Vương quốc Anh đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ và có những trao đổi, đối thoại trong khuôn khổ của Chương Thương mại và Phát triển bền vững cũng như tổ chức các diễn đàn chung giữa cơ quan Chính phủ của hai bên với các tổ chức có quan tâm để từ đó tiếp nhận những ý kiến, đóng góp để làm sao mà hai bên có thể thực hiện được hiệu quả hơn những cam kết trong Chương Thương mại và phát triển bền vững của Hiệp định UKVFTA.

Khi nói về các điểm nổi bật của xu hướng gia tăng, các chính sách thương mại xanh trên thế giới nói chung và của Anh, TS. Lê Huy Huấn - Điều phối viên Chương trình Tăng trưởng Xanh và BĐKH toàn cầu Việt Nam (CCG Việt Nam) cho biết, các chính sách thương mại xanh hiện nay không chỉ có tính thời sự mà là một xu hướng lâu dài, ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên thế giới. Thực tế, các chính sách thương mại xanh này đã và đang trở thành trụ cột, trọng tâm trong các chính sách kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

Theo TS Huấn, muốn bắt đầu trao đổi bằng việc các động lực nào để xu hướng thương mại xanh này diễn ra thì có 3 yếu tố: Thứ nhất, đó là áp lực từ biến đổi khí hậu; Thứ hai, do nhu cầu của chính các quốc gia muốn tái cấu trúc nền kinh tế của mình theo hướng xanh phát triển bền vững hơn; Thứ ba, các quốc gia đã và đang cam kết quốc tế rất mạnh mẽ, ví dụ như Thỏa thuận Paris chẳng hạn.

Cũng theo TS. Huấn, hiện nay theo như quan sát của tôi đã có hơn 70 quốc gia đã đưa các tiêu chuẩn xanh vào trong các hoạt động thương mại của mình. Anh là một nền kinh tế hàng đầu thế giới, một nền kinh tế dẫn dắt. Vì vậy mà Anh cũng là một trong những quốc gia tiên phong trong việc xây dựng và thúc đẩy triển khai các chính sách thương mại xanh.

Trên phạm vi toàn cầu, các điểm nổi bật của xu hướng chính sách xanh trên thế giới nói chung đi theo 3 điểm: Nhóm chính sách thứ nhất, liên quan đến chính sách ưu đãi cho các sản phẩm xanh. Rất nhiều quốc gia thực hiện các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, ví dụ như năng lượng tái tạo, các sản phẩm từ ngành công nghiệp tái chế, công nghệ sạch.

Nhóm thứ hai, các nhóm chính sách liên quan đến quy tắc xuất xứ hoặc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm có tiêu chuẩn xanh;

Nhóm thứ ba, nhóm mang tính bao trùm hơn. Đó là những chính sách liên quan đến phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Bởi vì hiện nay thì rất nhiều quốc gia, kể cả ở G7, EU rồi các quốc gia Châu Á cũng đã thực hiện các cam kết về giảm phát thải và trong đó có giảm rác thải trong các chuỗi cung ứng.

Vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về kinh tế xanh, thương mại xanh của thị trường xuất khẩu nói chung, và thị trường Anh, TS. Lê Huy Huấn cho rằng, Việt Nam đã có sự chuẩn bị rất chủ động và đã có những bước đi khá rõ nét.

Thứ nhất, ở phạm vi các cơ quan quản lý, thông qua các chính sách thì Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều những chính sách hướng đến chuyển đổi xanh, phục vụ cho cả quá trình thương mại xanh. Ví dụ như chúng ta có Chiến lược về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030; trong Chiến lược này có các mục tiêu rất cụ thể liên quan đến giảm phát thải carbon, liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Chúng ta đang xây dựng và phát triển thị trường carbon, đồng thời thiết lập các quy định về việc trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường này. Cùng với đó, nhiều chính sách hỗ trợ cũng như yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi, đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến việc giảm phát thải trong quá trình sản xuất. Một trong những chính sách quan trọng là Đề án quốc gia về kinh tế tuần hoàn, nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi bền vững và bảo vệ môi trường.

Thứ hai, về hỗ trợ kỹ thuật, tôi nhận thấy Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng VCCI trong thời gian qua đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, và chương trình đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn cho doanh nghiệp. Những hoạt động này giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về các xu hướng mới trên thị trường thương mại toàn cầu, đồng thời củng cố năng lực ứng phó với các thay đổi, chuyển đổi công nghệ và thực hiện minh bạch các quy trình sản xuất, chuỗi cung ứng.

Thứ ba, chính sách hợp tác quốc tế đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Nhờ các chính sách hợp tác quốc tế này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã được hưởng lợi từ các sáng kiến quốc tế.

"Từ những nỗ lực đó, tôi tin rằng Việt Nam đã có sự chuẩn bị rất chủ động và tích cực. Và trong thời gian tới, những kết quả tích cực từ sự chuẩn bị này sẽ ngày càng rõ ràng hơn" - TS.Lê Huy Huấn nói.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nestlé Việt Nam nỗ lực bảo vệ rừng, góp phần giảm tác động từ biến đổi khí hậu. (Ảnh: Nestlé Việt Nam )

Cuộc đua Net Zero: Doanh nghiệp xanh hóa để dẫn đầu hay bỏ lại phía sau?

(PLVN) - Thời gian gần đây, “tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn”… là những từ khóa nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Không nằm ngoài xu hướng toàn cầu, sau cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực xanh hóa thông qua ba bước quan trọng là cắt giảm phát thải khí nhà kính; chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và hấp thụ khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất.

Đọc thêm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị. (Ảnh Đình Trung)
(PLVN) -  Chiều 19/2, Hội nghị triển khai quyết định hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Theo kế hoạch, bộ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.

Thời cơ 'chín muồi' để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp Việt cần chủ động bứt phá, gắn kết

Cần xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp lớn, tiên phong ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Không ít chuyên gia từng đề cập về vấn đề xuất khẩu (XK) hiện nay phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI). Vấn đề này cũng được các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế nhận diện. Vậy để giảm dần phụ thuộc vào FDI, chúng ta cần làm gì?

Dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu trị giá thấp từ 18/2: Tổng cục Hải quan sẵn sàng hỗ trợ xử lý khó khăn, vướng mắc

Hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. (Ảnh minh họa: H.Phúc)
(PLVN) - Tổng cục Hải quan cho biết đã chuẩn bị nội dung, tài liệu, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi triển khai thực hiện Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025.

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 1: Nhận diện thẳng thắn về nội lực của nền kinh tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang hướng đến mốc kỷ lục 800 tỷ USD nhưng tỷ trọng của DN trong nước chưa đến 30%. (Ảnh trong bài: Báo Công Thương).
(PLVN) -  Những nhận định thẳng thắn về nội lực kinh tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra thông qua những con số kỷ lục về xuất khẩu điện tử. Cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, lần đầu tiên sau rất nhiều năm báo cáo về kỷ lục xuất khẩu cũng đã có những nhận định thẳng thắn về con số này…

Đồng Nai bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế 2025 đạt 10%

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 17/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo: “Giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện đề án tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp của từng sở, ngành, địa phương thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội từ 10% trở lên trong năm 2025.

PMU Giao thông đã sẵn sàng cho các siêu dự án đường sắt tỉ USD?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến vốn đầu tư hơn 67 tỉ USD.
(PLVN) - Các siêu dự án đường sắt trị giá 8,3 đến gần 70 tỉ USD đã, đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công. Câu hỏi đặt ra là các Ban quản lý dự án (PMU) ngành Giao thông đã “lên dây cót” như thế nào để có thể quản lý, điều hành các dự án, dự kiến con số giải ngân phải đạt từ 2 - 7 tỉ USD/năm?

Sầu riêng Việt Nam bị Đài Loan kéo dài thời gian kiểm tra xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam đến ngày 30/4/2025. Cũng theo Cơ quan này, năm 2024 có tổng cộng 08 lô hàng sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan không đạt.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc
(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ này sẽ có 45 chức năng, nhiệm vụ và 30 đầu mối trực thuộc.