Tướng Cư và những ký ức trực tiếp tham gia bảo vệ Lễ Độc lập ngày 2/9/1945

(PLVN) - Cùng với việc sống lại thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập qua những hiện vật, hình ảnh…, những nhân chứng của những ngày tháng không quên ấy và những câu chuyện kể càng khiến chúng ta thêm tự hào về mốc son lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945. Trong đó, có cố Trung ướng Phạm Hồng Cư, Đội viên Trung đội Tự vệ chiến đấu Cứu quốc thành Hoàng Diệu, người đã trực tiếp tham gia bảo vệ Lễ Độc lập ngày 2/9/1945.

Theo tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (tư liệu được khai thác vào năm 2017), năm 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Trung tướng Phạm Hồng Cư khi đó là một chiến sỹ Việt Minh 19 tuổi đã hăng hái tham gia Đội Tự vệ chiến đấu Cứu quốc thành Hoàng Diệu (ĐTVCĐCQ). Đây là lực lượng vũ trang địa phương do Thành ủy Hà Nội thành lập để bảo vệ các cơ quan của Trung ương, Xứ ủy và Thành ủy Hà Nội.

Và một nhiệm vụ đặc biệt với người chiến sỹ trẻ ấy là Đội có vinh dự được bảo vệ Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình trong ngày 2/9/1945. Đối với người chiến sĩ trẻ ngày ấy, ký ức được chứng kiến thời khắc lịch sử trọng đại khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập mãi mãi là niềm tự hào, đồng thời cũng là trách nhiệm của cả một thế hệ những người mang trong mình lời thề độc lập.

Tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Chia sẻ với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Trung tướng kể, công tác bảo vệ Lễ đài Độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội được chia làm ba vòng bảo vệ do ba lực lượng đảm nhiệm, gồm: các đơn vị Giải phóng quân từ chiến khu về Hà Nội trực tiếp bảo vệ Lễ đài ở vòng trong. Sở Liêm phóng Bắc Bộ (tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân) ở vòng hai, dưới chân Lễ đài, trực tiếp bảo vệ các thành viên Chính phủ lâm thời. ĐTVCĐCQ thành Hoàng Diệu được giao nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài cùng. Ngoài ra, còn các lực lượng quần chúng như: Thanh niên cứu quốc, Công nhân cứu quốc… tuy dự mít tinh nhưng có ý thức cùng bảo vệ Chính phủ lâm thời.

Ngày 2/9/1945, đồng chí Đỗ Đức Kiên trong Ban chỉ huy của ĐTVCĐCQ thành Hoàng Diệu vinh dự dẫn hai trung đội đến Quảng trường Ba Đình làm nhiệm vụ bảo vệ Lễ Độc lập. Trung đội Tô Hiệu được phân công trực tiếp làm hàng rào danh dự, còn trung đội Hà Huy Tập của tôi được phân công bảo vệ vòng ngoài Lễ đài….

Đội hình dự mít tinh ngày Lễ Độc lập gồm đủ các thành phần, tầng lớp trong xã hội: thanh niên cứu quốc mặc áo sơ mi cộc quần ngắn, phụ nữ cứu quốc thướt tha trong tà áo dài, công nhân cứu quốc với đồng phục quần xanh áo trắng, dân quân ngoại thành thì áo nâu thắt lưng chẽn, phụ nữ nông thôn mặc áo tứ thân đầu vấn tóc, các cháu thiếu nhi nhảy múa theo nhịp trống, các cụ phụ lão, các nhà sư, các cố đạo nữa.

“Tất cả mọi người đều phấn khởi chờ đón sự xuất hiện của phái đoàn Chính phủ lâm thời. Lúc đoàn xe của Chính phủ lâm thời tiến vào Quảng trường, tôi quan sát thấy đó là một đoàn xe màu đen, hai bên có công an đi bảo vệ và bước lên Lễ đài là một ông cụ dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời. Lúc đó tôi chưa biết cụ là ai, chỉ đến khi nghe giới thiệu và Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, giọng nói pha âm sắc tiếng Nghệ An.

Thế là đồng chí Hoàng Phương (một trong những chỉ huy của trung đội) ghé sát vào tai tôi nói: “này, này cậu có biết không, ông cụ là Nguyễn Ái Quốc!”. Tôi bỗng nghẹn ngào sung sướng, vì từ lâu chúng tôi đã biết Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước, thế mà hôm nay Người đã về”, tư liệu về Trung tướng dẫn lại.

Khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, cả biển người im phăng phắc lắng nghe tiếng nói của Người. Sau khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập thì đến toàn thể quốc dân tuyên thệ. Sau mỗi lời thề, toàn thể đồng bào đều giơ tay hô lớn “xin thề!”.

Trong phần chia sẻ của mình với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Trung tướng nhớ lại: “Khi giơ tay thề, nước mắt tôi và đồng đội cứ thế trào ra. Đó là vì sao? Đó là vì sự hạnh phúc tột bậc của những người đã từng trải qua thời nô lệ, mất nước, hôm nay trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập. Từ ngày đó, chúng tôi mang theo lời thề độc lập trong trái tim đi vào hai cuộc kháng chiến cho đến ngày thống nhất đất nước. Thế hệ chúng tôi đã hoàn thành lời thề độc lập, thế hệ ngày nay phải giữ gìn, xây dựng đất nước...”

Trung tướng Phạm Hồng Cư xúc động khi gặp lại các nữ chiến sĩ Trường Sơn. Ảnh: Thanh Thuận

Trung tướng Phạm Hồng Cư xúc động khi gặp lại các nữ chiến sĩ Trường Sơn. Ảnh: Thanh Thuận

Còn theo lời ông kể trên Báo Công an nhân dân, ngày 25/8/1945, nghĩa là chỉ một tuần sau khi giành được chính quyền, Thành ủy Hà Nội quyết định thành lập ĐTVCĐCQ Hoàng Diệu. Vừa thành lập vài ngày, ĐTVCĐCQ Hoàng Diệu được giao ngay trọng trách là làm hàng rào danh dự bảo vệ lễ đài trên quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào và Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).

Suốt những ngày ấy, cả Hà Nội tràn ngập niềm hân hoan và chìm trong rừng cờ đỏ sao vàng. Người Hà Nội xuống đường náo nức dạo quanh phố phường như để đón nhận làn gió mới, được tắm mình trong không khí ngày hội. Hà Nội chưa bao giờ hồ hởi như thế. Đâu đâu người ta cũng bàn tán về những vị chỉ huy tài giỏi của Việt Minh, về cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền.

Trước khí thế sục sôi của cách mạng các thế lực thù địch vô cùng tức tối. Nhưng trước những đoàn quân cách mạng oai phong quần soóc áo cộc tay, nhìn mũ vải calô đội lệch, chúng không dám ho he, không dám gây ra một hành động khiêu khích nào.

Sáng hôm ấy trời trong xanh, gió lồng lộng tung bay một rừng cờ đỏ sao vàng. Hồ Chủ tịch dẫn đầu Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài giữa tiếng hoan hô vang dội.

Cả hàng chục nghìn người dân thủ đô và các tỉnh xung quanh đã vô cùng xúc động rưng rưng lệ khi nghe Bác hỏi “Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?”. Giọng của Người ấm áp làm sao! Giọng của Người có sức truyền cảm, thấm sâu vào tâm khảm, vào trái tim của muôn dân nước Việt.

Để bảo đảm an ninh và sự bình yên của lễ hội Độc lập, Đội ĐTVCĐCQ Hoàng Diệu cũng như các lực lượng vũ trang khác đã chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đề cao cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau và khôn khéo xử lý trong mọi tình huống. Cả hôm trước và ngày đêm 2/9 năm ấy họ không ngủ, mà cứ mãi râm ran trò chuyện về những điều diễn ra trong Lễ Độc lập, về Cụ Hồ, về Tuyên ngôn độc lập.

Sau sự kiện này uy tín và sự tin cậy đối với ĐTVCĐCQ Hoàng Diệu ngày càng được nâng lên. Đội còn được vinh dự đặc biệt cử một số cán bộ, chiến sĩ đi trực tiếp bảo vệ Bác Hồ và nhiều trụ sở quan trọng của các cơ quan Đảng và Mặt trận Việt Minh.

Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2020), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Ngày độc lập 2/9”. Dịp này, Tướng Cư bồi hồi nhớ lại những ký ức trực tiếp tham gia bảo vệ Lễ Độc lập ngày 2/9/1945.

Tiếc thương thay, tháng 2 năm nay, Trung tướng Phạm Hồng Cư đã tạm biệt trần thế ở độ tuổi 95. Thế hệ lời thề độc lập như Tướng Cư, đang đều dần dần từ biệt trần thế. Nhưng lời thề bảo vệ một dân tộc độc lập thì vẫn còn nguyên vẹn!

Trung tướng Phạm Hồng Cư tên thật là Lê Đỗ Nguyên, sinh ngày 11/2/1926, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam (1986-1995), quê quán xã Đông Cương, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Tham gia hoạt động cách mạng từ tiền khởi nghĩa, trải qua các thời kỳ chiến tranh (chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế) đã là khá hiếm. Đặc biệt hơn, ông và em ruột cùng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Em trai ông là Lê Đỗ Khôi (Trung đoàn 165, Đại đoàn 312) hy sinh chỉ trước vài giờ khi lá cờ chiến thắng của Quân đội ta cắm trên nóc hầm Đờ Cát.

Tin cùng chuyên mục

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

Đọc thêm

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.