Tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017: Cơ hội cho DN Việt Nam xúc tiến đầu tư, thương mại

(PLO) - Khoảng 1.200 khách mời  là lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn, DN thế giới và Việt Nam sẽ tham dự các sự kiện của DN trong Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 11 tới. Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TS Vũ Tiến Lộc, đây là cơ hội cho DN Việt Nam xúc tiến thương mại đầu tư ngay trên “sân nhà”…
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI thông tin về các sự kiện tại Tuần lễ APEC Việt Nam 2017. Ảnh: Lao động
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI thông tin về các sự kiện tại Tuần lễ APEC Việt Nam 2017. Ảnh: Lao động

Thông tin đưa ra tại cuộc họp báo do VCCI tổ chức sáng qua (9/10) cho biết, trong khuôn khổ diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam 2017 được tổ chức tại Đà Nẵng vào đầu tháng 11/2017, các hội nghị của DN gồm có: Kỳ họp Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) lần thứ 4 (từ ngày 4-6/11); Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh APEC Việt Nam (ngày 7/11); Hội nghị Thượng đỉnh DN APEC 2017 (APEC CEO Sumit) (từ 8-10/11); và Đối thoại giữa ABAC với các lãnh đạo APEC (ngày 10/11).

Theo Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc, Hội nghị Thượng đỉnh DN APEC và Đối thoại giữa ABAC với lãnh đạo các nền kinh tế APEC là hai hoạt động thường niên của APEC.

Với chủ đề “Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy”. Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam sẽ giới thiệu một Việt Nam đổi mới toàn diện vì sự phát triển bền vững và là điểm đến thân thiện với DN. Trong khuôn khổ hội nghị còn có các phiên chuyên đề nhỏ: Nông nghiệp bền vững và thông minh; Tài chính cho phát triển; Y tế và giáo dục; Cơ sở hạ tầng; Đặc khu kinh tế; Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo...

Điểm nhấn của sự kiện của DN trong Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam là Hội nghị Thượng đỉnh DN APEC 2017. Với chủ đề “Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai”, Hội nghị sẽ là diễn đàn lớn nhất bàn về tương lai toàn cầu và nền kinh tế toàn cầu. Hội nghị quy tập những DN hàng đầu của 21 nền kinh tế trong khu vực và động lực phát triển của APEC. Hội nghị xoay quanh thảo luận về các nhóm vấn đề chính như: Tương lai của toàn cầu hoá; Phát triển nông thôn; DN nhỏ và vừa, khởi nghiệp; Phát triển tài nguyên bền vững và hiệu quả; Kinh tế kỹ thuật số; Những vấn đề mới của thương mại; Chuỗi giá trị toàn cầu; Công việc trong tương lai; Tầm nhìn APEC sau năm 2020…

Theo Chủ tịch VCCI, APEC năm 2006 có khoảng trên 1.000 DN tham gia nhưng năm nay dự kiến sẽ có khoảng 1.200 DN tham gia và con số đăng ký vẫn tiếp tục tăng. “Đây là những DN hàng đầu thế giới và Việt Nam …”- ông Lộc cho biết.

Đặc biệt, cũng trong khuôn khổ các sự kiện DN diễn ra trong tuần lễ APEC, lần đầu tiên 63 tỉnh, TP sẽ hội tụ tại TP Đà Nẵng để tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư. “Lần này chuẩn bị cho Hội nghị, chương trình tài liệu xúc tiến đầu tư của các địa phương được chuẩn bị theo ngôn ngữ quốc tế, cách thức làm cũng chuyên nghiệp hơn theo chuẩn mực quốc tế cho nên đây là dịp rất tốt cho các địa phương, DN giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của mình…”- Chủ tịch VCCI cho biết. Sau Hội nghị Thượng đỉnh này, một hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư quốc tế lớn sẽ được tổ chức thường niên tại Việt Nam.

Cũng tại buổi họp báo, ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC cho biết, Hội đồng đã trình Chủ tịch nước Báo cáo 61 trang gồm 20 khuyến nghị cụ thể để gửi đến Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam 2017. 

Chiều qua, Bộ Tài chính đã tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC và các Hội nghị liên quan.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, năm 2017, Việt Nam được vinh dự đảm nhiệm vai trò chủ nhà Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), theo đó Bộ Tài chính được giao chủ trì Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017. Cho đến nay, Bộ Tài chính đã hoàn thành được những nhiệm vụ quan trọng được các đối tác và các thành viên APEC đánh giá cao. Trong tháng 10, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC (FMM) lần thứ 24  ngày 21/10/2017 tại Hội An, Quảng Nam. Đây là sự kiện quan trọng nhất của Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC. Trước Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC sẽ diễn ra Hội nghị Quan chức Tài chính cao cấp và Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC vào ngày 19-20/10/2017 nhằm chuẩn bị nội dung, kiện toàn các báo cáo và văn kiện để báo cáo lên các Bộ trưởng.

Dự kiến, tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC và các Hội nghị liên quan sẽ có khoảng 300 đại biểu quốc tế và trong nước, trong đó bao gồm các Bộ trưởng Tài chính, lãnh đạo cơ quan tài chính và lãnh đạo ngân hàng trung ương của 21 nền kinh tế thành viên trong khu vực, lãnh đạo cấp cao của các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WBG), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). 

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính sẽ thảo luận về tình hình kinh tế và tài chính vĩ mô toàn cầu và khu vực, xem xét kết quả tiến trình hợp tác tài chính về bốn chủ đề ưu tiên trong năm, cập nhật tình hình triển khai Kế hoạch Hành động Cebu, và thảo luận các vấn đề quan tâm khác. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng sẽ có phiên đối thoại với Hội đồng Tư vấn DN APEC (ABAC) và lãnh đạo cao cấp một số DN, tập đoàn lớn trong khu vực. Bên lề Hội nghị, các Bộ trưởng sẽ có phiên họp kín để thảo luận riêng về các vấn đề quan tâm. 

Kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC sẽ được báo cáo lên Ủy ban quốc gia APEC 2017 để chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Cấp cao APEC vào tháng 11/2017.

Tin cùng chuyên mục

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Đọc thêm

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Phó Thống đốc thường trực NHNN phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Để triển khai Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời tổng hợp, công bố chung các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuộc đề án để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.