Tuấn Hiệp – giọng ca đắm say Hà Nội

Tuấn Hiệp – giọng ca đắm say Hà Nội
Tuấn Hiệp – giọng ca đắm say Hà Nội
(PLO) -Với con đường riêng của mình, cùng giọng hát đầy xúc cảm, du dương, phiêu lãng, ca sĩ Tuấn Hiệp nhanh chóng trở thành “sao” nhạc bolero tại khắp các sân khấu lớn nhỏ không chỉ ở trong Nam ngoài Bắc mà còn ở cả thị trường hải ngoại. Nam ca sĩ tiếp cận được những khán giả mới, thử hát ca khúc khác với người đi trước và tìm cách thay đổi bản thân để tạo hướng riêng. 

Đứng ngoài ồn ào giới showbiz

Ca sĩ Tuấn Hiệp sinh năm 1980, tại Hải Dương trong một gia đình không có ai theo nghiệp nghệ thuật. Yêu thích ca hát từ nhỏ, khi học cấp 3 tham gia thi học sinh thanh lịch với phần năng khiếu, Tuấn Hiệp thể hiện bài hát “Người mẹ của tôi”. Anh đoạt 2 giải: “Thi sinh có phần thi năng khiếu xuất sắc và thí sinh có phần trả lời ứng xử thông minh nhất”. Tốt nghiệp phổ thông, Tuấn Hiệp thi đỗ cả ba trường đại học: Đại học Thái Nguyên, Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn và Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. 

Lẽ ra, Tuấn Hiệp sẽ trở thành một kỹ sư chuyên về trồng trọt hay chăn nuôi gì đó nếu như anh không rẽ sang con đường âm nhạc. Duyên nghệ thuật tới với Tuấn Hiệp một cách tình cờ. Một lần tới Nhạc viện Hà Nội để mua dây đàn guitar, anh vô tình gặp NSND Quang Thọ. Ngỡ cậu học trò đến xin học hát, Quang Thọ đã bảo vào phòng NSND Lê Dung thử giọng. Không ngại ngần, Tuấn Hiệp ngân hát bài “Người mẹ của tôi”. Giọng hát trầm, dày của Tuấn Hiệp lập tức “đốn tim” hai cây đa, cây đề làng nhạc Việt. NSND Quang Thọ và NSND Lê Dung nhận làm học trò, anh được đánh giá là có giọng hát “hiếm”, đỗ thủ khoa cả đầu vào lẫn đầu ra ở Nhạc viện âm nhạc. 

Vào năm 2002, anh đã xuất sắc giành giải nhì tại cuộc thi Tiếng hát truyền hình 2002; sau khi tốt nghiệp ra trường, Tuấn Hiệp đã được về làm việc tại Tổng Cục chính trị nay là Nhà hát ca múa nhạc Quân đội và hát nhạc tiền chiến, nhạc đỏ suốt nhiều năm. Khi làm việc tại Nhà hát ca múa nhạc Quân đội, Tuấn Hiệp luôn là giọng hát đơn ca chính và là solist chính trong tốp ca nam.

Ban ngày, chàng ca sĩ - chiến sĩ hát những ca khúc cách mạng hùng tráng, khoe giọng mạnh mẽ. Đêm đến, tại các phòng trà, anh lại đắm mình với những bản nhạc xưa. Và rồi, Tuấn Hiệp là một trong những trường hợp lạ khi xuất thân từ Nhạc viện Hà Nội, từng là một trong số ít những người được đặt nhiều hy vọng sẽ có những bước đột phá mới cho dòng nhạc opera lại “xé rào” chuyển hướng theo dòng nhạc xưa. Cách đây 20 năm, tại Hà Nội, khi các đồng nghiệp “đổ bộ” hát nhạc cách mạng, nhạc trẻ, Tuấn Hiệp lại lặng lẽ hát nhạc tiền chiến, hát bolero. Anh tách ra làm ca sĩ tự do. Thời điểm đó, anh từng có những lúc bế tắc, gần như đơn độc trên con đường đã chọn. Nhưng anh vẫn kiên trì theo đuổi niềm đam mê của mình. Anh hiểu giọng hát của mình phù hợp với những gì Hà Nội lúc đó đang thiếu. Ca sĩ Tuấn Hiệp cho rằng: “Tuấn Hiệp quan niệm, không có sự sang hèn trong âm nhạc nên không có nhạc sang, nhạc sến. Dù hát nhạc nhẹ hay nhạc xưa thì Tuấn Hiệp luôn đem được những giá trị cảm xúc và tâm hồn của mình trong từng tác phẩm”. 

Trong 20 năm đứng trên sân khấu, Tuấn Hiệp dường như đứng ngoài mọi ồn ào, mọi scandal của giới showbiz. Tuấn Hiệp không bao giờ xin hát mà thường ban tổ chức mời. Và anh cũng không bao giờ cò kè cát-xê bao nhiêu. Hầu hết, Ban tổ chức đều hiểu và trả cát-xê đúng giá trị giọng hát và sức hấp dẫn, cuốn hút phong thái của Tuấn Hiệp. Anh dành dùm catxe của mình để mỗi năm ra một sản phẩm âm nhạc. Anh sở hữu “gia tài” album khá “khủng” như: "Bơ vơ", "Những tình khúc Đoàn Chuẩn - Từ Linh",  “Còn yêu em mãi”,  “Nếu một ngày”, “Hà Nội run run heo may - Tình khúc Phú Quang”, “Cuộc tình đó”... được khán giả mến mộ.

Càng đi xa, càng yêu Hà Nội

Hiếm có ca sĩ lưu diễn nước ngoài liên tục như Tuấn Hiệp. Anh chủ yếu hát tại các show ở nước ngoài. Thời gian còn lại ở trong nước, anh dành để thu âm và nghỉ ngơi với tổ ấm nhỏ của mình. Nam ca sĩ tiết lộ lịch diễn của anh tại châu Âu đã kín tới tận đầu năm 2019. Anh được đồng hương người Việt yêu thương chào đón. Họ sẵn sàng nhường nhà, nhường phòng để cho nam ca sĩ ở. Biết Tuấn Hiệp nhớ món ăn Việt, họ tự tay làm cho ca sĩ “Mùa đông của anh” thưởng thức. Được ở với cộng đồng người Việt xa xứ, anh thích thú khi tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt đời thường của bà con nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Càng đi xa, Tuấn Hiệp càng nhớ Hà Nội. Đó là nơi anh đã gắn bó suốt 20 năm tuổi trẻ, nơi mang đến thật nhiều cảm xúc cho tâm hồn nghệ sĩ và giúp anh hình thành nên phong cách âm nhạc của riêng mình. Và tháng 8, mùa thu 2018, anh đã trở lại để giới thiệu ca khúc “Hà Nội, nơi tìm về” (tác giả: Lê Thành Trung).  “Hà Nội, nơi tìm về” là một ca khúc đặc biệt đối với Tuấn Hiệp. Đây là tác phẩm của một người bạn là nhạc sĩ tay ngang viết tặng riêng cho giọng hát Tuấn Hiệp. Tôi đã yêu ca khúc này ngay lập tức bởi sự chân thật và đầy đặn trong cảm xúc được tác giả gửi gắm trong đó. Những tháng ngày rời xa Hà Nội đã cho tôi những cảm xúc rất khác khi hát ca khúc này”- ca sĩ Tuấn Hiệp chia sẻ.

“Hà Nội, nơi tìm về” ẩn chứa tâm trạng người con xa xứ với giọng ca đầy khắc khoải, da diết. Sự vỡ òa cảm xúc khi được tìm về một góc phố thân quen, một quán trà vỉa hè, một hàng cây xào xạc lá. Ký ức tuổi trẻ hiện về trong lòng mỗi người. Dù đi đâu, ở đâu chăng nữa, Tuấn Hiệp không thể bỏ Hà Nội. Đối với anh, Hà Nội là quê hương thứ hai. 

Đọc thêm

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Dalat Best Dance Crew vươn tầm quốc tế

Dalat Best Dance Crew 2024 quy tụ nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp.

(PLVN) -  Ngày 11/4, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, bà Trần Diệp Mỹ Dung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khẳng định: “Dalat Best Dance Crew đã tạo dấu ấn lớn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Cuộc thi không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng sống tích cực, sáng tạo cho giới trẻ”.

Tiếp thêm lòng yêu nước qua những bộ phim chiến tranh, lịch sử

Phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho dòng phim chiến tranh Việt. (ảnh trong phim)
(PLVN) - Những bộ phim chiến tranh, lịch sử Việt Nam giúp khán giả cảm nhận về lòng yêu nước và sự kiên cường, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các bộ phim ấy góp phần giữ gìn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, góp phần tích cực vào phát triển Chiến lược công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Trách nhiệm của KOLs, KOCs khi 'vượt giới hạn' trong quảng cáo

Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Không ít trường hợp KOLs (Key Opinion Leaders - “người dẫn dắt dư luận chủ chốt” hay “người có sức ảnh hưởng”), KOCs (Key Opinion Consumers - “người tiêu dùng chủ chốt, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”) đã lợi dụng lòng tin của khán giả để quảng cáo sai sự thật, “thổi phồng” công dụng, khiến người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm không đúng như cam kết.

Phim chiến tranh 'Địa đạo' gây sốt

Phim chiến tranh 'Địa đạo' gây sốt
(PLVN) - “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là bộ phim Việt đầu tiên chào sân trong tháng 4. Tác phẩm nhanh chóng được chú ý sau 1 ngày chiếu sớm.

Vì sao phim gia đình Việt vẫn có sức hút với khán giả?

Vì sao phim gia đình Việt vẫn có sức hút với khán giả?
(PLVN) - Sau "Hương vị tình thân", "Thương ngày nắng về", "Gia đình mình vui bất thình lình"... dòng phim gia đình Việt tiếp tục duy trì vị thế vững chắc trên "khung giờ vàng", trở thành "món ăn tinh thần" yêu thích của nhiều khán giả.

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé
(PLVN) - Dù dẫn đầu phòng vé Việt tuần qua với doanh thu gần 15 tỷ đồng, song "Âm dương lộ" vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Việc ê-kíp để dàn diễn viên tham dự buổi ra mắt bằng xe cứu thương cũng khiến bộ phim đối mặt làn sóng tẩy chay trên mạng xã hội.