Tự xưng là cháu cán bộ, làm giả con dấu lừa đảo hơn 16 tỷ đồng

Đối tượng Vũ Thị Hương Lan. Ảnh: Công an cung cấp
Đối tượng Vũ Thị Hương Lan. Ảnh: Công an cung cấp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo kết quả điều tra, đối tượng Vũ Thị Hương Lan đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 6 cá nhân, doanh nghiệp hơn 16 tỷ đồng dùng để gửi tiết kiệm tại ngân hàng mua trái phiếu và tiêu dùng cá nhân.

Ngày 30/4, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) thông tin đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị truy tố Vũ Thị Hương Lan (sinh năm 1982 ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo điều tra, năm 2015, qua các mối quan hệ xã hội, Lan quen người đàn ông tên Nghĩa, và qua người đàn ông này, Lan được gặp gỡ, tiếp xúc một số doanh nghiệp, thấy người này thường cho các doanh nghiệp xem một số văn bản của cơ quan nhà nước về chủ trương giải ngân nguồn vốn an sinh xã hội. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã tin tưởng, đưa tiền cho Nghĩa để “xử lý” cho doanh nghiệp được vay vốn.

Khoảng năm 2018, Lan quen biết người đàn ông khác tên Đức ở thành phố Hồ Chí Minh và thuê Đức làm giả con dấu, tài liệu của một đồng chí lãnh đạo; của một số Bộ. Theo mẫu của Lan, Đức đã chuyển cho Lan con dấu giả của một cơ quan thuộc Chính phủ và được trả công là 8 triệu đồng.

Về các tài liệu giả của Chính phủ và đơn vị có liên quan, Lan đã trực tiếp soạn thảo các văn bản có nội dung giả mạo, thể hiện việc duyệt tiền giải ngân cho các doanh nghiệp và giao cho Lan là người trực tiếp quản lý nguồn tiền an sinh xã hội của Chính phủ. Sau đó, Lan gửi các tài liệu giả trên qua email và ứng dụng mạng xã hội để đối tượng Đức căn chỉnh, in các tài liệu do Lan gửi, ký giả chữ ký, làm giả hình mẫu dấu của lãnh đạo các cơ quan trên. Tài liệu giả được chuyển qua đường chuyển phát nhanh; Đức được Lan trả cho từ 1,5 đến 3 triệu đồng/1 tài liệu giả.

Để thực hiện mục đích của mình, quá trình gặp gỡ, trao đổi với các cá nhân, doanh nghiệp, Lan tự giới thiệu là cán bộ Nhà nước, cháu họ một đồng chí lãnh đạo cao cấp, là đại diện chủ nguồn vốn an sinh xã hội của Chính phủ, đại diện chủ đầu tư dự án. Không dừng lại ở đó, đối tượng còn dùng các thủ đoạn gian dối rất tinh vi như thường bố trí các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với các cá nhân, doanh nghiệp tại một địa điểm ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Từ đó, nhiều người cứ tin rằng Lan là cán bộ của đơn vị này.

Sau khi các nạn nhân đã tin tưởng, Lan cho họ xem các tài liệu được làm giả trước đó và hứa hẹn sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp được vay vốn an sinh xã hội của Chính phủ từ 500 tỷ đến 12 nghìn tỷ đồng, với lãi suất từ 0,1-3 % năm để thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. Để vay được nguồn tiền trên, Lan yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp phải chuyển số tiền đặt cọc là 1,8 tỷ đồng. Lan thoả thuận với người bị hại, số tiền đặt cọc này sẽ được khấu trừ khi có thông báo, quyết định giải ngân của Chính phủ, Bộ Tài chính.

Quá trình điều tra, mở rộng vụ án, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) còn xác định, thông qua việc sử dụng tài liệu giả của Chính phủ trong việc chỉ định thầu Khu nghỉ dưỡng sinh thái quốc tế EaTam, tại phường EaTam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là dự án EaTam), Lan đã chiếm đoạt 210 triệu đồng của ông Nguyễn Xuân H và 2,5 tỷ đồng của ông Nguyễn Văn Ng, Chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty.

Kết quả điều tra xác định tổng số tiền Vũ Thị Hương Lan đã chiếm đoạt của 6 cá nhân, doanh nghiệp là hơn 16 tỷ đồng. Số tiền trên, Lan gửi tiết kiệm tại ngân hàng mua trái phiếu và tiêu dùng cá nhân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bắt 2 đối tượng lừa đảo môi giới mại dâm qua Telegram

Các đối tượng lừa đảo tại Cơ quan điều tra
(PLVN) - Công an thành phố Nam Định vừa phát hiện nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức đăng các tin, bài môi giới mại dâm trên mạng xã hội Telegram, khi có khách liên hệ mua dâm, các đối tượng sẽ yêu cầu khách chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt.

Cảnh báo về các bẫy lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh báo về các bẫy lừa đảo trên không gian mạng
(PLVN) -  Theo số liệu thống kê từ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Gia Lai, từ ngày 16/12/2023 đến hết tháng 4/2024, cơ quan chức năng phát hiện 28 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, tổng thiệt hại hơn 9 tỷ đồng.

Bắt tạm giam 2 đối tượng có 9 tiền án về trộm cắp tài sản

Bị can Nguyễn Thành Thơ (bên trái) và Lê Văn Thương tại cơ quan Công an.
(PLVN) - Ngày 15/5/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết, đơn vị tống đạt các Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Thành Thơ (SN 1983, trú xã Vĩnh Hoà, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) và Lê Văn Thương (SN 1993, cư trú: xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Chủ tịch xã Cửa Dương tự thú vì liên quan vụ phân lô, bán nền

Ông Trần Văn Việt đến Cơ quan Công an đầu thú. Ảnh: Công an cung cấp
(PLVN) - Ngày 15/5, Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, ông Trần Văn Việt - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến tự thú do liên quan đến vụ án Công ty TNHH tư vấn đầu tư và phát triển LHĐ phân hàng nghìn lô đất nền ở xã Cửa Cạn, Cửa Dương, lừa gạt bán cho hàng trăm khách hàng, thu lợi bất chính hơn 250 tỉ đồng.