Chứng thực bản dịch, vừa ký vừa... run

Tại sao bản dịch do các Giáo sư, Tiến sỹ, những người có trình độ ngoại ngữ rất giỏi lại cứ phải đem đến Phòng Tư pháp, để những người không biết ngoại ngữ chứng nhận mới có giá trị pháp lý?. “Nghịch lý” này được chỉ ra trong quá trình sửa đổi Nghị định 79/CP về chứng thực.

Tại sao bản dịch do các Giáo sư, Tiến sỹ, những người có trình độ ngoại ngữ rất giỏi lại cứ phải đem đến Phòng Tư pháp, để những người không biết ngoại ngữ chứng nhận mới có giá trị pháp lý?. “Nghịch lý” này được chỉ ra trong quá trình sửa đổi Nghị định 79/CP về chứng thực.

Vừa ký vừa run

Trước đây, khi chưa có Luật Công chứng và Nghị định 79/CP, công chứng, chứng thực cùng nằm trong một “ngôi nhà” thì việc chứng thực chữ ký người dịch do các Phòng Công chứng đảm nhiệm. Để làm tốt nhiệm vụ này, các Phòng công chứng thiết lập một danh sách cộng tác viên, khi có việc các cộng tác viên đó sẽ tiến hành dịch thuật và công chứng viên chỉ chứng thực chữ ký người dịch.

Từ khi Luật Công chứng ra đời, phần việc này được phân cấp cho Phòng Tư pháp. Tuy nhiên, khi tiếp nhận, rất nhiều Phòng Tư pháp vừa ký vừa run, với lý do họ không biết ngoại ngữ nên không dám “chứng” bừa. Nhất là với những văn bản vừa tiếng Việt, vừa tiếng nước ngoài, không rõ thẩm quyền của cấp xã hay cấp huyện. Do đó, để “an toàn”, nhiều trường hợp đã bị từ chối.

Thừa nhận việc phân định rõ công chứng và chứng thực là cải cách, nhưng theo ông Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp (Bộ Tư pháp) thì quy định giao Phòng Tư pháp chứng thực chữ ký trong bản dịch cũng thể hiện sự bất cập ở chỗ lãnh đạo Phòng Tư pháp không biết ngoại ngữ nhưng pháp luật quy định “cứng” cứ bắt họ phải chứng.

“Trước đây công chứng viên làm việc này có phải ai cũng biết ngoại ngữ đâu. Số người biết ngoại ngữ chỉ đếm được trên đầu ngón tay nhưng họ vẫn chứng. Bởi lẽ bản chất của việc này chỉ là chứng thực đúng chữ lý cá nhân người dịch đó, chứ không phải chứng thực tính chính xác của văn bản dịch. Việc dịch đúng hay sai hoàn toàn do người dịch chịu trách nhiệm. Phòng Tư pháp chỉ có chức năng kiểm tra điều kiện của người dịch thuật mà thôi”, ông Thất nói rõ.

Tuy nhiên, có một hiện tượng được ông Thất thừa nhận là một số Cty dịch thuật, hoặc các Trung tâm ngoại ngữ của Trường Đại học chuyên ngành lớn, nơi có những Giáo sư, tiến sỹ hàng đầu về ngoại ngữ, họ dịch theo yêu cầu của công dân, bản dịch có chất lượng nhưng lại vẫn phải đem tới Phòng Tư pháp chứng thực chữ ký (trong khi lãnh đạo Phòng Tư pháp lại không biết ngoại ngữ) thì mới có giá trị pháp lý. “Đây có phải là chuyện ngược đời không?”, ông Thất đặt câu hỏi.

Xác nhận + con dấu: không cần chứng thực?

Theo dự thảo sửa đổi bổ sung Nghị định 79/CP do Bộ Tư pháp chủ trì, vẫn tiếp tục quy định Phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm quyền chứng thực chữ ký người dịch, nhưng bổ sung quy định không thực hiện chứng thực chữ ký người dịch trong trường hợp văn bản dịch do người dịch là người của tổ chức dịch thuật thực hiện, người dịch ký, ghi rõ họ tên, có xác nhận của người đứng đầu doanh nghiệp và đóng dấu của tổ chức dịch thuật.

“Bản dịch do thành viên của tổ chức có tư cách pháp nhân dịch thuật thực hiện, có chữ ký của người dịch, xác nhận của người đứng đầu doanh nghiệp và đóng dấu của tổ chức đó thì không  cần chứng thực chữ ký người dịch”.
(Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 79/CP)

Quy định này, theo tổ biên tập một mặt giảm tải lượng việc chứng thực chữ lý người dịch của Phòng Tư pháp cấp huyện, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mà vẫn đảm bảo chất lượng của bản dịch bởi bản dịch đó do cá nhân người dịch của tổ chức dịch thuật chịu trách nhiệm về tính chính xác.

Tuy nhiên, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Đinh Văn Lộc không tán đồng với giải pháp nêu trên vì cho rằng công nhận như vậy không đúng về pháp lý. “Tại sao bệnh án của bệnh viện, kể cả những bệnh viện uy tín hàng đầu lại không được đưa ra làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự mà cứ phải do cơ quan tố tụng trưng cầu, giám định viên giám định?”, ông Lộc đề nghị cần cân nhắc thận trọng khi đưa vào quy định này.

Liên quan đến bản dịch, nhiều ý kiến còn cho rằng, không phải cứ người có bằng cấp, thậm chí bằng cấp cao về ngoại ngữ là có thể tin dùng bản dịch của họ, bởi lẽ ngoại ngữ nếu không dùng trong một vài năm là có thể rơi rụng dẫn đến dịch thuật không chính xác. Trong khi các giao dịch dân sự ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro thì việc công nhận ngay các bản dịch này cần phải được cân nhắc.

Huy Hoàng

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.