Trường học đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh dự kiến đón học sinh trở lại ngày 4/10

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nếu được chấp thuận, trường THPT Thạnh An, huyện Cần Giờ sẽ là một trong những trường đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh đón học sinh trở lại trường ở đợt dịch COVID-19 lần thứ 4.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Bảo Ngọc, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh cho biết nhà trường đã đề xuất phương án cho học sinh đi học trở lại vào ngày 4/10, Nếu được UBND huyện và Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh chấp thuận, thì kế hoạch sẽ được thực hiện.

“Do Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong cơ sở giáo dục của Sở GD&ĐT chưa được thông qua nên trường dựa vào tiêu chí đánh giá của ngành y tế. Về cơ bản, hai bộ tiêu chí giống nhau, Trường Thạnh An đạt 95 điểm theo thang điểm 100”, Thầy Ngọc nói.

Thầy Ngọc cho biết trong phương án đề xuất, trường chỉ dự định cho 131 học sinh của 5 lớp (hai lớp 6, hai lớp 9 và một lớp 12) đi học trở lại. Lớp 12 có sĩ số đông nhất là 30 em, đảm bảo giãn cách theo quy định trong dự thảo của bộ tiêu chí an toàn trường học mà không cần chia phòng.

Trường sẽ sắp xếp cho 131 học sinh này học trực tiếp kết hợp trực tuyến theo hình thức 50/50. Số học sinh còn lại tiếp tục học trực tuyến 100%.

Thời gian đầu, việc dạy học trực tiếp mang tính chất thí điểm. Kết thúc tuần đầu tiên, trường và cơ quan quản lý sẽ tổng kết, đánh giá lại các tiêu chí an toàn để quyết định mở rộng mô hình này hay không.

Cũng theo thầy Ngọc, việc đến trường học trực tiếp sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trong học tập bởi học sinh nơi đây gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê, trường có 42 em gặp khó khăn trong học tập trên internet như nhiều em không có điện thoại, máy tính phải mượn của người thân trong gia đình, đường truyền internet chậm. Ngoài ra, trường có 16 em học sinh khác không có điều kiện học tập trên internet nên trường phải giao tài liệu, bài tập cho các em bằng hình thức trực tiếp.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, huyện Cần Giờ có hơn 13.100 học sinh từ tiểu học đến THPT tại 26 trường. Huyện Cần Giờ có khoảng 1.400 giáo viên, nhân viên trường học, trong đó 98% đã được tiêm vaccine. Nếu đề xuất được thực hiện, Cần Giờ là địa phương đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh tổ chức dạy học trực tiếp. Cần Giờ đã đạt tiêu chí kiểm soát dịch bệnh, dần cho phép mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.

Tin cùng chuyên mục

Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)

“Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

(PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, kiểm tra quy định dạy thêm, học thêm

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Liên quan đến những vấn đề thông tin báo chí phản ánh về quy định dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rà soát, kiểm tra, nắm bắt thông tin báo chí phản ánh về các vấn đề nêu trên để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Dự án Luật nhà giáo: Luồng gió mới với ngành Giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
(PLVN) - Năm 2025 có thể sẽ là một năm đáng nhớ với hơn 1,6 triệu giáo viên cả nước, khi dự án Luật Nhà giáo có thể được Quốc hội thông qua. Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) về vấn đề này.

Tự hào khi tiếng Việt được giảng dạy ở xứ người

Các sứ giả tiếng Việt được vinh danh tại Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương vừa qua. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, cùng với sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đánh giá cao ở các nước, qua đó, góp phần tạo nên “sức mạnh mềm” của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa

Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa
(PLVN) -  Cuộc thi Tiếng nói Xanh mùa 2 không chỉ là sân chơi để các bạn học sinh THPT thể hiện tài năng hùng biện - tranh biện và tình yêu với môi trường mà còn là hành trình đầy ý nghĩa với chính thầy cô giáo của các em - những người đồng hành thầm lặng, truyền cảm hứng và hỗ trợ cả về tư duy lẫn kỹ năng.