"Trung Quốc không coi Điếu Ngư là lợi ích quốc gia cốt lõi"

Các nguồn tin Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 21/10 cho biết giới lãnh đạo Trung Quốc đã không ám chỉ quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) hiện do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông là lợi ích quốc gia cốt lõi tại các cuộc đàm phán hồi tháng 9 với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, động thái này dường như nhằm tránh xung đột ngoại giao với Washington.

Theo Kyodo, các nguồn tin Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 21/10 cho biết giới lãnh đạo Trung Quốc đã không ám chỉ quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) hiện do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông là lợi ích quốc gia cốt lõi tại các cuộc đàm phán hồi tháng 9 với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, động thái này dường như nhằm tránh xung đột ngoại giao với Washington.
Trong khi thảo luận các vấn đề về lãnh thổ với Ngoại trưởng Hillary, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã không đưa ra bình luận ám chỉ quần đảo tranh chấp Senkaku là một phần trong các lợi ích quốc gia cốt lõi - một thuật ngữ mà Bắc Kinh thường sử dụng để ám chỉ các vùng lãnh thổ chủ chốt mà Trung Quốc quyết nắm giữ hoặc rốt cuộc là kiểm soát được.
Theo nguồn tin trên, quần đảo Senkaku cũng không được nhắc tới là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc trong các cuộc gặp riêng rẽ giữa bà Hillary với Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Ngoại trưởng Dương Khiết Trì.
Trước đó hồi tháng 5, trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tại Bắc Kinh, ông Ôn Gia Bảo đã hối thúc người đồng cấp Nhật Bản nên tôn trọng các lợi ích cốt lõi và các quan ngại chính của Trung Quốc trong một động thái dường như ám chỉ quần đảo Senkaku.
Cả hai sự kiện trên đều diễn ra sau khi Mỹ khẳng định rõ rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản.
Theo TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.