Vững tin vào tương lai tươi sáng của quan hệ Việt - Đức

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
(PLVN) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài viết nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đức. PLVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này. Tiêu đề do PLVN đặt.

Năm 2020 Việt Nam và Đức kỷ niệm trọng thể 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Trải qua nhiều biến động lịch sử, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đức trong hơn bốn thập kỷ qua không ngừng phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất trên mọi lĩnh vực. Kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao là dịp để chúng ta ôn lại chặng đường đã qua và cùng nhau vững tin vào tương lai tươi sáng của quan hệ Việt - Đức.  

Việt Nam và Đức chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975 nhưng sợi dây liên kết giữa hai dân tộc ở hai lục địa Á – Âu xa cách đã hình thành và tồn tại từ rất lâu trước đó. Ngay từ giữa thế kỷ 19, các vị sứ thần đầu tiên của Đức đã được cử đến Sài Gòn để kết nối bang giao hai nước. Trong hành trình đi tìm đường giải phóng dân tộc cách đây khoảng một thế kỷ, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã từng dừng chân ở Đức.

Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục gieo mầm và dày công vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Đức đơm hoa, kết trái. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu nhịp cầu nhân văn đặc biệt kết nối với Đức. Đó là đội ngũ đông đảo hơn một trăm ngàn học sinh, sinh viên và lao động Việt Nam đã từng học tập, làm việc tại Đức từ những năm 50 của thế kỷ trước, nắm vững ngôn ngữ và văn hóa Đức.

Cùng với cộng đồng trên 170 ngàn người Việt Nam, gồm nhiều thế hệ, hội nhập sâu rộng và có những đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế -  xã hội Đức, họ đã kết thành một khối tài sản chung vô giá, trở thành chất xúc tác không thể thiếu cho sự phát triển đa dạng và độc đáo của quan hệ hai nước.  

Trên chặng đường 45 năm qua, quan hệ Việt – Đức luôn thể hiện sức sống bền bỉ và mạnh mẽ nhờ sự hợp tác chặt chẽ về mọi mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa... Trao đổi đoàn diễn ra sôi động ở cấp cao và các cấp, bộ, ngành, địa phương. Các hoạt động đối ngoại Đảng, Quốc hội, hợp tác và giao lưu nhân dân giữa hai nước đang ngày càng gia tăng...

Sự đồng thuận về ý chí và các văn kiện đạt được qua các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước là đòn bẩy quan trọng cho triển khai hợp tác sâu rộng giữa hai nước. Đặc biệt, Tuyên bố Hà Nội về việc thiết lập Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức được ký nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tháng 10/2011 là dấu mốc quan trọng định hình quan hệ Việt Nam – Đức phát triển mạnh mẽ trong gần 10 năm lại đây.

Nhiều cơ chế hợp tác như cuộc họp Nhóm Điều hành chiến lược, Đối thoại cấp cao về kinh tế, Tham vấn Chính phủ về hợp tác phát triển, Đối thoại về nhà nước pháp quyền, Ủy ban hợp tác khoa học - công nghệ... đã được kích hoạt và mở rộng, đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng của mọi mặt hợp tác.       

Trên nền tảng vững chắc của quan hệ chính trị, hợp tác giữa hai nền kinh tế có độ mở lớn, nhiều tiềm năng và đặc tính bổ sung cho nhau diễn ra rất năng động. Trong nhiều năm liền, Đức luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu.

Kim ngạch thương mại hai nước kể từ năm 2010 đến nay đã tăng gấp đôi, đạt trên 10 tỷ USD với mức tăng trung bình trên 10 %/năm. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) đi vào triển khai, hứa hẹn sẽ tạo ra những cơ hội mới rất to lớn cho doanh nghiệp hai nước về trao đổi thương mại và đầu tư.

Là nước đứng thứ 18 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, hiện hơn 300 doanh nghiệp Đức đang triển khai 361 dự án hợp tác trong các lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, logistics, hóa chất, năng lượng tái tạo… với tổng giá trị FDI hơn 2 tỷ USD.

Ở chiều ngược lại, nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã chọn "đầu tầu kinh tế của EU" để gửi vàng: đến nay, Việt Nam đã có 35 dự án đầu tư vào Đức với trị giá hơn 250 triệu USD trong các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, tin học, nhà hàng, khách sạn... Trong bối cảnh cùng hướng tới nền kinh tế tương lai với nền tảng là Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam mong muốn cùng Đức khai thác những dư địa và tiềm năng hợp tác còn rất lớn trong những lĩnh vực này. 

Cùng với thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển cũng là một thành tố quan trọng trong quan hệ hai nước. Việt Nam luôn trân trọng và không bao giờ quên sự ủng hộ quý báu của Chính phủ và nhân dân Đức dành cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Trong ba thập niên lại đây, trên tinh thần đối tác tin cậy và hiệu quả, với nguồn ODA trị giá hơn 2 tỷ USD, Đức luôn đồng hành cùng công cuộc phát triển của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác lớn như cải cách kinh tế, phát triển lâm nghiệp, xây dựng Chiến lược Tăng trưởng Xanh, Luật Đào tạo nghề…

Những bài học chia sẻ kinh nghiệm về mô hình phát triển, khai thác năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường, hệ thống đào tạo nghề song hành nổi tiếng thế giới của Đức… là hành trang quý giá góp phần giúp Việt Nam hoàn thiện các cơ chế chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn thiên nhiên và đào tạo nguồn nhân lực…, từ đó góp phần hỗ trợ Việt Nam hoàn thành trước thời hạn những mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và đang tiến tới các mục tiêu phát triển bền vững. 

Tiếp nối và phát huy truyền thống giao lưu nhân dân tốt đẹp giữa hai nước, các mặt hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa học, pháp luật, văn hóa - du lịch… cũng ghi nhận những thành tựu nổi bật. Dự án “hải đăng” - Trường Đại học Việt- Đức, sắp được hoàn thành với quy mô tiếp nhận 12 ngàn sinh viên, hoạt động theo mô hình đại học của Đức, hứa hẹn sẽ trở thành "thỏi nam châm" thu hút đông đảo sinh viên trong và ngoài nước theo học.

Việc giảng dạy ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Đức trong các trường phổ thông ở hai nước được khuyến khích và cùng với các hoạt động giao lưu văn hóa sôi động như liên hoan phim, hòa nhạc, triển lãm sách, tranh, ảnh, ẩm thực, giao hữu thể thao... đưa người dân Việt Nam và Đức đến gần với nhau hơn.

Đường bay thẳng giữa hai nước được mở hơn 15 năm trước đây đã trở thành cầu nối chuyên chở hàng chục ngàn lượt khách Đức sang du lịch và làm việc tại Việt Nam, bà con kiều bào về thăm quê hương cũng như con số tương tự người Việt Nam sang Đức du lịch, học tập và làm việc mỗi năm. 

Ở bình diện đa phương, trên tinh thần Đối tác chiến lược, Việt Nam và Đức luôn phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN - EU, ASEM, Liên hợp quốc... Chia sẻ quan điểm và tầm nhìn chung về chủ nghĩa đa phương, trật tự ổn định dựa trên luật lệ, bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ môi trường, Việt Nam và Đức thường xuyên tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu.

Trong năm 2020, “trọng trách kép“ được đặt lên vai hai nước: vừa là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đồng thời giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN còn Đức đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu vào 6 tháng cuối năm. Hai bên đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ thời cơ và vận dụng một cách tích cực, sáng tạo để thúc đẩy tăng cường kết nối Á-Âu, mang lại hòa bình, ổn định ở hai khu vực, đóng góp cho môi trường an ninh và phát triển trên thế giới.

Việc đề xuất các sáng kiến hợp tác trong phòng chống Covid – 19 như tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - EU do Việt Nam chủ trì và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh vì chủ nghĩa đa phương do Đức đồng khởi xướng là minh chứng sống động cho tinh thần hợp tác ấy. 

Điểm lại những trang sử quan hệ hai nước hơn bốn thập kỷ qua, chúng ta thật vui mừng và tự hào về sự phát triển năng động, thực chất của quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Đức. Những kết quả đáng khích lệ và tiềm năng hợp tác rất to lớn là những động lực quan trọng cho sự hợp tác sâu rộng, mạnh mẽ và toàn diện hơn của hai nước trong những thập niên tới, phù hợp với lợi ích và mong muốn của chính phủ và nhân dân hai nước, vì một thế giới hòa bình, ổn định, phồn vinh.

Với những nỗ lực, quyết tâm của hai bên và trên hết là tình hữu nghị bền chặt của hai dân tộc, tôi tin rằng mục tiêu mà hai nước cùng hướng tới chắc chắn sẽ sớm trở thành hiện thực.

Phạm Bình Minh                      

 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa (Ảnh internet).

Hiệu quả chuyển đổi số

(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Đọc thêm

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .