Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lo nợ công tăng cao…

Hiệu quả của việc sử dụng ngân sách nhà nước với nhiều lo ngại về lãng phí, thất thoát… là mối quan tâm của nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp xem xét quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011 diễn ra hôm qua).

Hiệu quả của việc sử dụng ngân sách nhà nước với nhiều lo ngại về lãng phí, thất thoát… là mối quan tâm của nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp xem xét quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011 diễn ra hôm qua.

v
Thu tăng nhưng nợ vẫn chưa giảm

Dự báo chưa sát thực tế

Theo tờ trình được Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh trình bày, Chính phủ trình Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011 với tổng số thu cân đối là gần 963.000 tỷ đồng. Tổng số chi là trên 1.000.000 tỷ đồng (bao gồm cả chi chuyển nguồn từ năm 2011 sang năm 2012). Đáng chú ý, bội chi ngân sách nhà nước 2011 là hơn 112.000 tỷ đồng, bằng 4,4% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địa phương gần 40.800 tỷ đồng), thấp hơn chỉ tiêu được Quốc hội giao (5,3%).

Tuy nhiên, theo Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, thì một trong những vấn đề đáng lưu ý là việc thu NSNN vượt cao so với dự toán, tăng gấp 3 lần so với mục tiêu phấn đấu tăng thu của Chính phủ, thể hiện công tác lập dự toán chưa sát với thực tế phát sinh, phần nào ảnh hưởng tới công tác chỉ đạo, điều hành NSNN. “Đây là tồn tại từ nhiều năm mà Quốc hội đã có ý kiến nhưng hầu như không khắc phục được” - Ủy ban này chỉ rõ.

Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đặt câu hỏi vì sao việc lập dự toán và thực hiện rất khác nhau, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển phân trần: “Có nhiều nguyên nhân, một phần do cơ chế, một phần do công tác dự báo chưa tốt, chưa sát. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thiếu ổn định dẫn đến dự toán và thực tế vênh nhau”. Một trong những giải pháp, ông Hiển cho rằng phải sửa các quy định về ngân sách trong Hiến pháp lần này.

Kết quả kiểm toán cho thấy, việc cấp bảo lãnh của Chính phủ cho các đối tượng vay vốn nước ngoài chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định, một số dự án được cấp bảo lãnh nộp phí bảo lãnh chậm, chưa đầy đủ, một số dự án khả năng hoàn trả vốn vay kém vẫn được cấp bảo lãnh nên dẫn đến việc ứng trả nợ thay cho các dự án được cấp bảo lãnh tiếp tục có xu hướng gia tăng cần được quan tâm chấn chỉnh. (Nguồn Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội)

Năm 2011, 4 nguồn thu chủ yếu của NSNN đều tăng so với dự toán được giao (thu từ dầu thô, thu nội địa từ sản xuất kinh doanh, thu cân đối từ xuất nhập khẩu và các khoản thu về nhà, đất).

Tuy nhiên, theo Ủy ban Tài chính ngân sách, số thu NSNN vượt dự toán chủ yếu bắt nguồn từ yếu tố khách quan, chiếm tỷ trọng lớn là do giá cả tăng, việc điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu và tăng thu các khoản về nhà, đất. Điều đó phản ánh thu NSNN tuy tăng cao nhưng chưa bắt nguồn từ nội lực của nền kinh tế, nguồn thu cũng chưa thực sự vững chắc

Tăng thu… sao còn tăng nợ?

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số dư nợ công đến 31/12/2011 bằng 54,9% GDP, mặc dù vẫn nằm trong giới hạn an toàn nợ công nhưng tăng khá cao (24,8%) so với năm 2010.

Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, số nợ phải trả nước ngoài dùng để cho vay lại đến 31/12/2011 tương đương 12,55 tỷ USD, tăng 1,45 tỷ USD (12%) so với 2010. Trước tình trạng này, thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần tăng cường quản lý nợ công, nhất là đối với cấp bảo lãnh và nguồn vay nước ngoài về cho vay lại.

Nhìn vào những con số được đặt lên bàn UBTVQH, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sốt ruột: “Đã tăng thu, tăng chi lại còn tăng nợ, trong khi lẽ ra phải giảm nợ. Cái này điều hành phải rút kinh nghiệm”. Trước căn bệnh kinh niên (dự toán thấp, thực hiện cao) Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải “mổ xẻ” để làm rõ vấn đề này. Riêng về việc chi tiêu ngân sách vượt dự toán, Chủ tịch không bằng lòng vì “có thất thoát lãng phí không, chưa thấy báo cáo nói đến”.

Nhiều ý kiến trong Ủy ban cũng đề nghị chỉ rõ những địa chỉ không chấp hành pháp luật về ngân sách để có lộ trình khắc phục và xử lý rõ ràng.

Thu Hằng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Đọc thêm

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: