Tăng cường hiệu quả bộ máy giúp việc của Quốc hội

“Hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc vào kết quả hoạt động của bộ máy giúp việc quốc hội” là nhận định được đưa ra tại Hội thảo Tổ chức và hoạt động của bộ máy giúp việc của Quốc hội Việt Nam do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại Vĩnh Phúc hôm qua (3/5).

“Hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc vào kết quả hoạt động của bộ máy giúp việc quốc hội” là nhận định được đưa ra tại Hội thảo Tổ chức và hoạt động của bộ máy giúp việc của Quốc hội Việt Nam do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại Vĩnh Phúc hôm qua (3/5).

Hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc vào kết quả hoạt động của bộ máy  giúp việc Quốc hội
Hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc vào kết quả hoạt động của bộ máy giúp việc Quốc hội

“Liều thuốc” giảm tác dụng do thiếu thông tin

Mặc dù đã có hệ thống hỗ trợ, cung cấp thông tin cho đại biểu quốc hội (ĐBQH) và ĐBQH có nhu cầu lớn được cung cấp thông tin để thực hiện các nhiệm vụ, nhưng ông Ngô Đức Mạnh (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH) nhận thấy: “Khi vào hội trường, ĐBQH lại bị tách khỏi hệ thống này và chỉ có thể lưu trữ thông tin trong “đầu”, khiến nhiều ĐB lúng túng khi cần đưa ra quyết định cho các vấn đề thảo luận trong kỳ họp hoặc có thể chỉ biểu quyết theo “cảm tính”.

Cũng vì không đủ điều kiện tiếp cận hệ thống giao tiếp online của VPQH, cộng với hiểu biết về pháp luật còn hạn chế (một phần do hệ thống pháp luật rối rắm) nên khi nhận được đơn khiếu nại của người dân ĐBQH chỉ biết chuyển đơn, mà hầu như không đưa ra được ý kiến riêng. “Kéo dài tình trạng này sẽ khiến ĐBQH - vốn được người dân có vướng mắc coi là “liều thuốc an thần” – sẽ không đạt được niềm tin cho người dân” – ĐB tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc cảnh báo.

Với những nội dung của các kỳ họp QH, bản thân mỗi ĐB dù cố cũng không thể bao quát, đủ hiểu biết tường tận mà cần có bộ phận giúp việc, tham mưu. Hiện ĐBQH không chuyên trách là cán bộ đương nhiệm thì còn có thể tận dụng bộ máy hành chính của cơ quan cho việc này, nhưng các ĐB không chuyên trách là cán bộ đã nghỉ hưu, lại không sinh hoạt và làm việc tại địa phương thì hoàn toàn “bơ vơ”, thậm chí ĐB Quốc phải thuê nhà để làm nơi tiếp dân vì “qui định ĐBQH không được tiếp dân ở nhà”.

Nghịch lý giữa việc “ĐBQH là trung tâm của QH nhưng lại chưa có cơ chế giúp việc cá nhân ĐBQH” nếu không được giải quyết sớm sẽ khiến ĐBQH “mất điểm” đến mức “người dân không quan tâm đến QH nữa thì nguy”.

ĐBQH vừa quen việc đã hết nhiệm kỳ

Theo qui định, mỗi nhiệm kỳ chỉ có khoảng 1/4 ĐBQH được tái nhiệm nghĩa là sẽ có 3/4 ĐBQH là những “tân binh”. Dù được bồi dưỡng kỹ năng ĐBQH trước nhiệm kỳ song khó có thể phát huy trong 1 nhiệm kỳ QH vì “2 năm đầu làm quen, khi vào cuộc thì đã chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ”. Đó là một trong những nguyên nhân khiến tính chuyên nghiệp của ĐBQH “vô cùng thấp” và bộ máy giúp việc của QH bị hạn chế khi nhân sự các UB của QH cũng phải thay đổi theo các nhiệm kỳ QH.

Ông Văn Đức Sơn (Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc) kiến nghị cần có bộ máy tham mưu chuyên nghiệp cho cơ quan dân cử ở địa phương (Đoàn ĐBQH tỉnh), có đội ngũ chuyên viên giúp việc cho các ĐBQH (trung bình 1 ĐB/người)…

Còn ở TƯ, bộ máy giúp việc phải thống nhất, có thể nghiên cứu mô hình ĐBQH được thuê các thư ký giúp việc (hành chính, luật pháp, thông tin và báo chí), áp dụng hình thức hợp đồng thuê ngoài đối với một số loại hình dịch vụ như một số bộ, ngành đã làm rất thành công để giảm tải cho VPQH và phát huy tính chuyên nghiệp như ý kiến của ông Nguyễn Sỹ Dũng (Phó Chủ nhiệm VPQH).

Bộ máy giúp việc của QH có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả của hoạt động của QH, nhất là trong việc tìm sự đồng thuận của hơn 500 ĐBQH về những vấn đề được thảo luận tại các kỳ họp QH. Từ đó, ĐB Dương Trung Quốc khẩn thiết yêu cầu phải xây dựng hệ thống bộ máy giúp việc của QH thống nhất trên toàn quốc cũng như mối liên hệ thống nhất giữa các ĐBQH và các đoàn ĐBQH để hỗ trợ ĐBQH thực hiện nhiệm vụ ĐB trên cả địa bàn không phải nơi ĐB là đại diện…

Đặc biệt, nếu bản thân ĐBQH chưa có động lực, ý thức thực hiện nhiệm vụ thì dù đổi mới bộ máy giúp việc của QH cũng chỉ là sự lãng phí. Do vậy, ông Lê Quốc Dung (nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế ngân sách của QH) thấy cần có sự đổi mới “xuôi” từ chính việc thực hiện nhiệm vụ của các ĐBQH, đoàn ĐBQH để gây sức ép đổi mới lên chính bộ phận giúp việc…

Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tư cách đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến

Hôm nay (4/5), UBTVQH khai mạc phiên họp thứ 8 và sẽ làm việc trong 2 ngày (4 – 5/5) để cho ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng.

Theo Chương trình, tại kỳ họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến về việc phân bổ 5.500 tỷ trái phiếu Chính phủ cho công trình thủy lợi và bổ sung 5 dự án thành phần thuộc tuyến đường ven biển Ninh Thuận vào danh mục các dự án, công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015; Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách cho Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2012-2015; Cho ý kiến về việc phân bổ nguồn tăng thu ngân sách nhà nước năm 2011; Cho ý kiến về việc lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ QH khóa XIII; Cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3, QH khóa XIII; Cho ý kiến về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH. Thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công với cách mạng.

Cũng tại phiên họp này, UBTVQH sẽ họp nội bộ để cho ý kiến về tư cách đại biểu QH đối với đại biểu QH Đặng Thị Hoàng Yến.

H.T

Hương Giang

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Đọc thêm

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: