Lính quân hàm xanh chống tội phạm vùng biên

Vượt qua nhiều khó khăn và vất vả để thực hiện“4 cùng” với đồng bào, những cán bộ chiến sĩ, bộ đội biên phòng Lai Châu đã khám phá thành công nhiều chuyên án ma túy và buôn bán phụ nữ trên địa bàn biên giới này.

Vượt qua nhiều khó khăn và vất vả để thực hiện“4 cùng” với đồng bào, những cán bộ chiến sĩ, bộ đội biên phòng Lai Châu đã khám phá thành công nhiều chuyên án ma túy và buôn bán phụ nữ trên địa bàn biên giới này.

Bộ đội “4 cùng

Khẩu hiệu “4 cùng” được Thượng tá Vũ Quang Mạo – Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Chỉ huy Biên Phòng Lai Châu- giải thích với những người “ngoại đạo” như chúng tôi là, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”.

Trải qua “4 cùng” này, ngoài việc giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, phá nhiều vụ buôn bán trái phép chất ma tuý, mua bán người thì lính biên phòng Lai Châu đã tích cực giúp đồng bào bài trừ hủ tục, xóa đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở địa bàn biên giới hiểm trở này…

Bộ đội Biên phòng Lai Châu làm nhà đại đoàn kết
Bộ đội Biên phòng Lai Châu làm nhà đại đoàn kết

Những cái tên bản, tên xã như Pa Ủ, Pa Vệ Sủ, Ka Năng, Thu Lũm, Hà Xi… là những nơi đặc biệt khó khăn mà cán bộ chiến sĩ biên phòng Lai Châu gọi chung là bản “n không”, có nghĩa: không trường học, không chợ, không đường, không trạm y tế, không nhà cửa, không điện, không nước…

Nhưng với chính sách của Đảng, Nhà nước, cán bộ chiến sĩ biên phòng đã có nhiều chương trình như: xây dựng mô hình kinh tế giúp đồng bào (chăn nuôi, trồng lúa nước…), xóa mù chữ, làm nhà đại đoàn kết, củng cố cơ sở chính trị, tuyên truyền chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước nên đời sống của đồng bào nơi đây đã có nhiều thay đổi tích cực.

Thượng tá Mạo cho biết, không chỉ biết tự mình giúp đồng bào, Bộ chỉ huy Bộ Đội Biên Phòng Lai Châu còn là cầu nối để các nhà hảo tâm giúp đỡ thiết thực cho bà con dân bản và trẻ em, học sinh nghèo vùng biên. Trong năm 2011, thông qua Bộ chỉ huy BĐBP Lai Châu, đã có hàng chục đoàn công tác, các tổ chức, câu lạc bộ, nhóm tình nguyện chuyển quà gồm quần áo, chăn bông, thuốc men, thực phẩm đến các xã nghèo, khó khăn.

Đặc biệt có ý nghĩa trong các hoạt động này mà Thượng tá Mạo thấy cảm động là việc nhóm các bạn trẻ là sinh viên một số trường Đại học, cao đẳng tại Hà Nội đã không quản khó khăn, gian khổ xuống từng xã để khảo sát đời sống của bà con dân bản, thấy thiếu thốn thứ gì, họ ghi chép lại và rồi bổ sung vào danh mục hàng hóa cần trợ giúp một cách thiết thực.

Nói về chuyện “4 cùng” ở đây, không thể không nhắc đến “năng khiếu” học tiếng dân tộc của lính biên phòng. Thượng tá Mạo cho hay, các chiến sỹ đã thực hiện tốt việc học tiếng nhân dân ở địa bàn đóng quân. Đến nay, hàng chục lớp học các tiếng: Mông, Dao, La Hủ… đã được mở tại các đồn biên phòng. Nhiều cán bộ chiến sĩ có thể nói thông thạo tiếng đồng bào địa phương.

Ở Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ), ngoài việc học tiếng dân tộc Dao, cán bộ chiến sĩ phải học tiếng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc để thuận lợi trong giao tiếp với người dân nước bạn. Hay ở Đồn Biên phòng Pa Ủ (huyện Mường Tè), cả đồn đều duy trì học 2 buổi tiếng La Hủ/ tuần. Thế rồi, nhiều đồn biên phòng đã trở thành lớp học cho cả các cô giáo miền xuôi mới đến bản dạy học để thuận lợi hơn khi vận độc đồng bào cho con em mình đến lớp.

“Nếu nhà báo lên thăm một số đồn biên phòng, nhất định sẽ tận mắt chứng kiến về khả năng nói tiếng dân tộc của các chiến sỹ. Nào là anh Lù Văn Thêu (dân tộc Thái, Đồn Biên phòng Pa Ủ) nói thông thạo tiếng La Hủ, thường được gọi làm phiên dịch mỗi khi có đoàn cán bộ tỉnh, trung ương lên thăm đồn; Nào là anh Luân Ngọc Vượng (Đồn Biên phòng Ka Năng, dân tộc Nùng ở Thái Nguyên) nói thông thạo 3 thứ tiếng: Dao, Hà Nhì, La Hủ…”- Thượng tá Mạo giới thiệu. 

Cùng  đồng bào thu hoạch lúa
Cùng đồng bào thu hoạch lúa

… phá án thành công

Thượng tá Phạm Văn Hải- Trưởng phòng Phòng chống tội phạm về ma tuý, Bộ Chỉ huy biên phòng Lai Châu - cho biết, trong năm 2011, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 219 vụ, bắt giữ 639 đối tượng phạm tội. Trong đó có 5 chuyên án, bắt, xử lý 56 vụ/75 đối tượng, tang vật thu giữ 1.873kg thuốc phiện, 3950 viên ma túy tổng hợp và nhiều tang vật khác.

Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động nhân dân phá nhổ 2.550 m2 cây thuốc phiện, vận động và tổ chức cai nghiện tại cộng đồng cho 100 đối tượng nghiện ma túy ở các xã biên giới. Với tội phạm mua bán người, đã bắt giữ, xử lý 8 vụ/14 đối tượng, giải cứu 11 nạn nhân.

Một trong số các chuyên án khó khăn nhất mà Thượng tá Hải theo đuổi nhiều năm là chuyên án 513T, do Phạm Thu Lý (quê ở Vũ Thư, Thái Bình, trú quán tại Lào Cai) cầm đầu đường dây mua bán người hoạt động trong thời gian dài.

Lý đã chỉ đạo Hò Thị Quyền lừa bán nhiều nạn nhân sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Rốt cuộc đường dây này đã bị cán bộ chiến sĩ biên phòng đánh sập, giải cứu nhiều nạn nhân của  Lý và Quyền. Chuyên án này, Thượng tá Hải đã nhiều lần phải sang Trung Quốc để trao đổi, phối hợp với đồng nghiệp nước bạn mới có thể bắt giữ được đối tượng chính…

Hồng Anh

Đọc thêm

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).