Giữ đạo đức nghề báo trong kỉ nguyên số

Giữ đạo đức nghề báo  trong kỉ nguyên số
(PLO) - Vấn đề đạo đức nghề báo đã được nhắc đến trong nhiều hội thảo, tọa đàm nhưng dường như “sức nóng” của chủ đề này vẫn không hề giảm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. 

Nhiều ý kiến cho rằng, để giữ đạo đức nghề báo trong kỷ nguyên số cần luật hóa, thành lập riêng một hội đồng xử lý vi phạm. 

Lỗi không tránh khỏi của truyền thông hiện đại?

Những năm gần đây, báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo hướng hội nhập, với đầy đủ các loại hình báo chí. Cùng với đó, việc ra đời của mạng xã hội (MXH) với các ứng dụng vô cùng nhanh nhạy và linh hoạt trở thành thách thức lớn cho báo chí chuyên nghiệp. 

Nhiều nhà nghiên cứu chỉ rằng, sức ép mà báo chí hiện đối mặt chính là sự cạnh tranh và sức lan tỏa thông tin MXH mạnh mẽ trên phạm vi khắp thế giới. Chia sẻ về quan điểm này, ông Trịnh Quốc Dũng - Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, vai trò cung cấp thông tin đã không còn là đặc quyền riêng của các cơ quan báo chí truyền thống mà thay vào đó là vai trò đơn lẻ của mỗi nguồn tin trên truyền thông xã hội, nơi cung cấp thông tin nhanh nhất và trực tiếp nhất đến với công chúng. 

Theo thống kê, Việt Nam hiện có gần 35 triệu người sử dụng Internet, trong đó có khoảng 30 triệu người sử dụng các trang MXH, phổ biến nhất là Facebook. Sự phát triển mạnh mẽ, sức hấp dẫn, cập nhật, “xuất bản” thông tin dễ dàng, tốc độ lan truyền nhanh chóng, liên tục theo từng giây là những ưu thế mà MXH đem đến trong kỷ nguyên công nghệ số. 

Ngoài việc tạo ra sức ép về mức lan tỏa thông tin, MXH đã gián tiếp làm thay đổi cách thức làm báo truyền thống. Minh chứng rõ nhất là việc xuất hiện thuật ngữ “làm báo facebook” giờ đã không mấy xa lạ. Theo đó, một số ít người trẻ công tác trong các cơ quan báo chí đã từ bỏ cách thức tiếp cận, thẩm định thông tin theo phương cách truyền thống. Thay vào đó, họ chuyển qua “săn” tin trên MXH. Việc “chuyển đổi” này đã gián tiếp đáp ứng thị hiếu tò mò của một bộ phận công chúng. Song, hệ lụy nhãn tiền nó để lại là vai trò định dướng dư luận của báo chí dần bị đánh mất. Thông tin thiếu kiểm soát trên MXH trở thành nỗi quan ngại, làm giảm lòng tin của bạn đọc với báo chí chính thống. 

Thực tế, hoạt động báo chí của bất cứ quốc gia nào cũng đều dựa trên nền tảng của sự trung thực. Bởi vậy, việc xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí, lạm dụng, thiếu kiểm chứng những nguồn tin từ MXH là hết sức cần thiết. Nói cách khác, MXH là một sản phẩm tất yếu của truyền thông hiện đại, song nếu có sự điều chỉnh, tiết chế phù hợp, người làm báo giữ được bản lĩnh đạo đức trong sáng thì báo chí sẽ không mất đi vị thế của mình trong công chúng. 

Thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức

Mới đây, diễn đàn “Đạo đức người làm báo trong kỷ nguyên số”, nhà báo Phan Hữu Minh – Ủy viên Ban Thường Vụ, Trưởng Ban Kiểm tra - Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, đã đến lúc cần mở rộng đối tượng quán triệt các quy định đạo đức nghề nghiệp. Có như vậy, cùng với luật pháp, việc ngăn chặn vi phạm đạo đức của người tham gia truyền thông trong thời đại số hóa mới hiệu quả. Nhà báo Phan Hữu Minh nhấn mạnh, thời gian tới sẽ tiến hành thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức.

 “Sau gần 1 năm, Hội Nhà báo Việt Nam đã đưa ra 10 điều quy định về đạo đức người làm báo… Hội đang tiếp tục làm thêm một công việc nữa đó là thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức người làm báo Việt Nam.

Ngày 21/4/2017 tại Đà Lạt – Lâm Đồng, Hội Nhà báo sẽ tổ chức hội nghị báo chí và Hội nghị toàn quốc, dành một buổi sáng để quán triệt kĩ vấn đề này. Hội đồng thành lập đang dự thảo, nhưng định hướng là sẽ thành lập Hội đồng cấp trung ương và Hội đồng địa phương, dự kiến trong hội đồng gồm các cơ quan quản lý báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo… nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực thi 10 quy định đạo đức người làm báo. Có thể nói, đây là một trong những hình thức được luật hóa và có tính thực tiễn cao” - nhà báo Phan Hữu Minh chia sẻ. 

Hưởng ứng và ủng hộ dự định trên, nhà báo Nguyễn Uyển nguyên Trưởng Ban Công tác Hội - Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Bất kể ở đâu, khi nào, báo chí và nhà báo cũng phải hoạt động theo luật pháp. Nhà báo phải chịu trách nhiệm trước toàn bộ công chúng về những thông tin mình đưa ra. Do đó, tính trung thực, tính nguyên tắc, lòng dũng cảm và đức khiêm tốn của người làm báo phải được đề cao, luôn vươn tới để phản ánh hiện thực xã hội và thế giới như vốn có chứ không phải như người ta mong muốn. Nhà báo Việt Nam phải có bản lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Cho nên nhất thiết người làm báo phải nghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện đúng, đủ nghiêm ngặt 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp hiện hành”.

Trên tinh thần chấn chỉnh, kiên quyết xử lý những sai phạm liên quan đến đạo đức người làm nghề trong kỷ nguyên số, nhà báo Hà Kim Chi - Phó Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, đầu tiên, các cơ quan báo chí, các cấp Hội, đặc biệt là cơ quan kiểm tra phải quán triệt sâu, tìm hiểu kỹ 10 quy định. Từ đó đề ra các hình thức để kiểm soát, ngăn chặn trước khi phát hành, phát sóng, đăng lên mạng những tác phẩm báo chí chưa chuẩn về góc độ đạo đức.

Trong trường hợp xảy ra rồi, cần có thái độ cương quyết và dứt khoát xử lý sai phạm và khắc phục hậu quả. Thứ hai, Hội Nhà báo vừa qua cũng đã nhận thấy nếu cứ để các tổ chức Hội, các cơ quan báo chí tự xử lý rồi báo cáo Trung ương Hội thì hiệu quả sẽ không cao. Cho nên đã có chủ trương thành lập hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam gồm 2 cấp Trung ương và cấp tỉnh. Hội đồng được thành lập chắc chắn sẽ giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này tốt hơn.

Trong tình hình nhiễu loạn thông tin hiện nay, trước khi có sự vào cuộc “mạnh tay” của Trung ương Hội Nhà báo, thiết nghĩ với cá nhân mỗi người làm nghề hơn lúc nào hết, ngoài nền tảng là kỹ năng chuyên môn thì đạo đức càng phải được đặt lên hàng đầu. Mỗi nhà báo, bên cạnh cái đầu “lạnh” phải giữ được một trái tim “nóng” để biết chia sẻ, cảm thông, biết dừng lại trước những nỗi đau của nhân vật. Mang tới cho độc giả những gì họ cần nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tác nghiệp bằng mọi giá, giẫm đạp lên những quy chuẩn đạo đức về tình người.

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.