Đón Tết ở Trường Sa

Đón Tết ở Trường Sa
Khi những cành mai, cành đào ở đất liền vẫn chưa khoe sắc thì quân, dân trên quần đảo Trường Sa đã chuẩn bị đón mùa xuân mới. Tết nơi đầu sóng thật đặc biệt nhưng vẫn đầy đủ hương vị Tết cổ truyền.

Tết về theo những chuyến tàu

Tới thăm các đảo nổi như: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn Đông hay đảo chìm như Đá Nam, Đá Thị... chúng tôi đều thấy rộn ràng không khí chuẩn bị đón Tết. Tết ở các đảo tiền tiêu, Tết của những người lính xa nhà, dù không được quây quần bên mâm cơm với người thân, nhưng các anh vẫn cảm thấy ấm cúng bên đồng đội và người dân nơi đây.

Giữa trùng khơi bốn bề sóng vỗ, Tết Nguyên đán ở Trường Sa cũng có đầy đủ hương vị như ở quê nhà. Ngoài lương thực, thực phẩm được mang ra từ đất liền, không thể thiếu mai, thiếu quất. Ngồi ngắm chậu hoa lan được đặt ngay ngắn trên bàn thờ Bác Hồ, Thượng tá Đậu Đình Dân - Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây tâm sự: “Trường Sa bao giờ cũng đón Tết sớm hơn đất liền. Khi những chuyến tàu bắt đầu chở quà ra Trường Sa, cũng là lúc quân dân biển đảo vui xuân mới. Tết ở Trường Sa bây giờ cũng đầy đủ, chẳng khác đất liền. Đêm giao thừa, lính trẻ ở đảo Song Tử Tây và các đảo nổi khác giao lưu văn nghệ, lính ở đảo chìm thì tham gia hái hoa dân chủ. Chỉ khác đất liền là không được đi hái lộc xuân, không được cùng người thân quây quần nấu bánh chưng bên bếp than hồng”.

Quân dân đảo Song Tử Tây đi lễ chùa đầu năm.

Quân dân đảo Song Tử Tây đi lễ chùa đầu năm.

Ngay khi những chuyến tàu cập cảng để chuyển quà và thực phẩm, không khí ở tất cả các đảo trên quần đảo Trường Sa đều rộn ràng. Đi đến đâu cũng thấy mọi người tất bật chuẩn bị làm thịt heo, ngâm gạo nếp, lau lá dong…

Tết là dịp để quân và dân trên đảo có điều kiện xích lại gần nhau hơn. Ngồi lau lá dong, chị Nguyễn Thị Lan, hộ dân số 3 trên đảo Song Tử Tây chia sẻ: “Tết ở đảo nhưng vẫn có gói bánh chưng, đi chùa lễ Phật và rất nhiều trò chơi dân gian khiến chúng tôi cảm thấy đỡ nhớ đất liền. Mỗi chiếc lá dong, mỗi món quà mà đất liền gửi ra như mang theo hơi ấm và tình cảm của đồng bào cả nước. Dù đã 3 lần đón Tết trên quần đảo Trường Sa, nhưng năm nào tôi cũng cảm thấy Tết nơi đây thật đặc biệt. Đây sẽ là những kỷ niệm đáng nhớ nhất của cuộc đời tôi”.

Hương vị quê nhà

Mặc dù đón Tết sớm nhưng ngay khi bình minh vừa ló rạng, cán bộ, chiến sĩ đã chỉnh tề trong quân phục mới nhất, đi chùa và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

Trung sĩ Trần Trung Đức (quê ở phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, công tác trên đảo Song Tử Tây) lần đầu tiên đón Tết xa nhà hồ hởi khoe: “Tuy đây là lần đầu tiên ăn Tết ở đảo nhưng em cảm thấy rất ấm cúng. Đơn vị mới, vùng đất mới nhưng tất cả rất thân quen, tình cảm. Từ cán bộ cho đến chiến sĩ đều như một đại gia đình. Cảm xúc này quá đặc biệt đối với em”.

Trang trí bàn thờ Bác Hồ đón Tết.

Trang trí bàn thờ Bác Hồ đón Tết.

Mùa xuân ở Trường Sa là mùa của hương hoa đất trời giao hòa, giữa tình người, tình biển đảo và tình yêu Tổ quốc. Ở nơi xa ấy, chỉ có niềm vui và sự cống hiến thầm lặng, hy sinh của lính đảo hòa vào sóng nước. Nếu trong đất liền gói bánh chưng bằng lá dong hoặc lá chuối thì bộ đội Trường Sa gói bánh chưng bằng lá bàng vuông. Bánh chưng gói lá bàng vuông không chỉ đặc biệt bởi vị chát ngọt của loại lá mà còn mang hương vị mặn mòi của biển, trở thành đặc sản chỉ lính đảo Trường Sa mới có.

Trung tá Nguyễn Quốc Tuấn - Chính trị viên phó đảo Song Tử Tây cho biết: “Bây giờ, các đảo đều có lá dong đem từ đất liền ra để gói bánh chưng, nhưng gói bằng lá bàng vuông vẫn cảm thấy đặc biệt hơn. Trong mỗi cái bánh chưng ấy có tinh thần thép của người lính đảo”.

Cán bộ, chiến sĩ trang trí cành mai đón Tết.

Cán bộ, chiến sĩ trang trí cành mai đón Tết.

Đón Tết ở những đảo nổi như: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết… tuy vất vả nhưng dù sao vẫn còn may mắn hơn so với những đảo chìm với điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn nhiều. Vì điều kiện đảo chật chội, không tổ chức được nhiều hoạt động nên nỗi nhớ Tết đất liền càng trở nên da diết hơn. Đại úy Bùi Thanh Hải, hiện công tác ở đảo Đá Thị vẫn nhớ những kỷ niệm đón Tết ở đảo Núi Le B.

Dù đơn vị và anh em chiến sĩ trên đảo cố gắng tạo không khí và những món ăn mang hương vị Tết nhưng giữa mênh mông biển cả khiến ai cũng nhớ nhà da diết. Anh Hải kể thời khắc giao thừa dù đã cố gắng mạnh mẽ nhưng khi vợ điện ra hỏi thăm anh vẫn không nén được cảm xúc vì nỗi nhớ vợ, con.

Thiêng liêng Tết Trường Sa

Không chỉ có bánh chưng bằng lá bàng vuông, Tết của lính đảo còn có mâm ngũ quả với đu đủ, dừa, chuối và quả tra. Tất cả những thứ trái cây được bàn tay và công sức của quân, dân trên quần đảo tự trồng. Hàng loạt hoạt động trong những ngày đầu năm được tổ chức. Các trò chơi dân gian như: đẩy gậy, lắc thúng bắt vịt hay kéo co được các chiến sĩ trẻ tham gia một cách hào hứng.

Gói bánh chưng bằng lá dong và lá bàng vuông trên đảo Nam Yết.

Gói bánh chưng bằng lá dong và lá bàng vuông trên đảo Nam Yết.

Giữa mênh mông biển trời Tổ quốc, trong huyết quản của những người lính đảo đều trào dâng niềm tự hào, xúc động. Tự hào bởi được canh trời, giữ biển cho đất liền vui xuân, tự hào bởi được nhân dân trao gửi niềm tin tuyệt đối. Trong thời khắc quan trọng, trái tim của những người lính đều hướng về Tổ quốc, về các anh hùng liệt sĩ Trường Sa đã ngã xuống để bảo vệ cột mốc chủ quyền, vì quần đảo thiêng liêng giữa ngàn khơi.

Binh nhất Nguyễn Trường Khang (sinh năm 1999, quê Hải Hậu, Nam Định, công tác trên đảo Nam Yết) cho biết: “Đây là lần đầu tiên em được đón Tết trên đảo. Được tham gia gói bánh chưng, quây quần bên đồng chí, đồng đội, em cảm thấy rất tự hào và thú vị. Với em, đón Tết Trường Sa thật thiêng liêng. Giữa bốn bề sóng nước nhưng có những ngày xuân ấm tình đồng đội khiến em cảm thấy vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ  Tết truyền thống bên gia đình, người thân”.

Đêm cuối năm, tiếng đàn ghi ta bập bùng giữa bộn bề sóng nước. Mọi người cùng cất tiếng hát từ trái tim mình: “Ngày qua ngày, đêm qua đêm, chúng tôi đứng đây gìn giữ quê hương. Biển này là của ta, đảo này là của ta, Trường Sa. Dù phong ba, dù bão tố, dù gian khổ ta vẫn vượt qua…”. Lời hát như một lời thề của người lính đảo với đất nước, Tổ quốc mình trong thời khắc đón năm mới.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).