Điểm tựa vững chắc của ngư dân bám biển Trường Sa

Tàu cá BĐ 95662TS của ông Chương được lai dắt vào âu tàu đảo Sinh Tồn sửa chữa
Tàu cá BĐ 95662TS của ông Chương được lai dắt vào âu tàu đảo Sinh Tồn sửa chữa
(PLO) - Trước đây, rất ít ngư dân có điều kiện bám biển Trường Sa vì tàu bé, các khu neo đậu, trú ngụ, cung cấp dịch vụ nghề cá cho ngư dân tại Trường Sa quá ít, lại xa. Nay các trung tâm dịch vụ hậu cần, kỹ thuật trên các đảo nối tiếp nhau ra đời là điểm tựa vững chắc cho ngư dân bám biển khi thiếu lương thực, thực phẩm, hết dầu, gặp nạn trên biển và cần nơi tránh trú khi có bão. 

Thêm một điểm tựa vững chắc cho ngư dân

Nhằm phối hợp tuyên truyền sâu rộng, khuyến khích ngư dân vươn khơi, bám biển, tăng cường khai thác thủy - hải sản ở khu vực biển Trường Sa,  đầu năm 2017, Đoàn cán bộ Hải đoàn 129 Hải quân đã có đợt làm việc dài ngày tại các tỉnh miền Trung gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận để giới thiệu về hoạt động của Trung tâm Dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn, làng chài đảo Núi Le và đảo Tốc Tan. 

Hải đoàn 129 Hải quân được giao quản lý, điều hành Trung tâm Dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 11/2016. Với âu tàu rộng, luồng được khơi sâu và có hầu hết dịch vụ hậu cần thiết yếu như cung cấp xăng dầu, nước ngọt, nhu yếu phẩm, sửa chữa kỹ thuật…, trung tâm này là điểm tựa vững chắc cho bà con ngư dân yên tâm bám biển, đánh cá dài ngày trên vùng biển Trường Sa, nhất là chỗ dựa cho tàu cá và bà con ngư dân khi gặp bão tố.

Dịch vụ trong âu tàu cung cấp đầy đủ nhu cầu thiết yếu cũng như sửa chữa cho bà con ngư dân. Đó là nước ngọt, nhiên liệu, vật tư thay thế. Bà con ngư dân sẽ được cung cấp nước ngọt cũng như sửa chữa hoặc thay thế các vật tư nhỏ như bulông, ốc vít miễn phí. Giá dầu và các vật tư quan trọng được tính với giá như trong đất liền.

Thiếu tá Lê Thanh Sơn - Phó Hải đoàn trưởng kinh tế - Hải đoàn 129 cho biết: “Hệ thống âu tàu và khu dịch vụ của Trung tâm Dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn rộng hơn 9ha. Trong đó diện tích lòng âu tàu rộng 3,6ha, có thể chứa cùng lúc 70-100 tàu cá. Luồng đi vào âu tàu dài 150m, rộng 55m và có độ sâu trung bình 4,5m. Xung quanh âu tàu có hệ thống bờ kè bảo vệ với chiều dài hơn 1.000m. Trước đây khi chưa có âu tàu, nếu gặp gió bão thì tàu thuyền của bà con ngư dân không thể cập đảo. Còn với âu tàu và dịch vụ hiện nay, tàu cá của bà con hoàn toàn có thể vào đây tránh trú bão hay sửa chữa, tiếp dầu, nước ngọt”.

Tuy mới đưa vào sử dụng nhưng trung tâm đã sửa chữa miễn phí cho nhiều tàu cá và cũng là nơi tránh trú an toàn của các tàu trong cơn bão Nock-ten cuối tháng 12/2016 vừa qua. Lúc 14 giờ 45 phút ngày 23/12/2016, Trung tâm Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa) đã tiếp nhận tàu câu cá ngừ đại dương BĐ 95662TS do ông Lê Công Chương (SN 1970, ở thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng bị gãy trục các đăng.

Tàu BĐ 95662TS có 6 ngư dân, gặp nạn cách bờ khoảng 200 hải lý vào 6 giờ sáng ngày 20/12.  Hơn 1 ngày tự trôi dạt sau khi tàu phát lệnh cấp cứu khẩn cấp, tàu chở hàng Vikingsea của Singapore đã tiếp cận cứu nạn nhưng tàu BĐ 95662TS bị hỏng máy, không có người bị thương nên tàu Singapore không giúp được gì. Thêm một ngày trôi dạt trên biển nữa, đến 5 giờ sáng ngày 22/12, 3 tàu cá của ngư dân tỉnh Bình Định đã tiếp cận kéo tàu BĐ 95662TS  về Trung tâm Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn, Hải đoàn 129.

Ngay sau khi tiếp nhận, Đội sửa chữa của Trung tâm đã khảo sát, khắc phục sự cố kỹ thuật của tàu. Trung tâm cũng cấp cho 4 tàu cá mỗi tàu 200 lít nước ngọt và động viên tinh thần ngư dân. Ông Chương cho biết: “Nếu không có âu tàu và dịch vụ sửa chữa ở đây, khi tàu cá chúng tôi gặp sự cố phải có đội tàu lai kéo về bờ, tốn kém rất nhiều và không thể đánh cá. Có dịch vụ ở đây, sửa xong, chúng tôi lại tiếp tục chuyến biển”. 

Tiếp sau đó, ngày 26/12/2016, tàu cá Quảng Ngãi QNg 95078 TS bị hỏng máy bơm nước biển chính được đưa vào âu tàu Sinh Tồn khắc phục sự cố. Lúc ra đi, tàu được cấp miễn phí 500 lít nước ngọt để tiếp tục vươn khơi.

Trường Sa sẽ có thêm nhiều cảng cá

Huyện đảo Trường Sa hiện có nhiều âu tàu để tàu thuyền của ngư dân tránh trú bão, lấy nước ngọt, sửa chữa máy móc, mua xăng dầu, lương thực, thực phẩm tại các đảo Đá Tây, Tốc Tan, Song Tử và Sinh Tồn... Hàng năm, mỗi điểm đảo đều giúp đỡ hàng trăm lượt tàu cá bị hỏng hóc máy móc. Quân y trên các đảo này cũng tham gia cứu chữa nhiều ngư dân ốm đau, bệnh tật, gặp tai nạn trên biển. Vì vậy, ngư dân đi biển Trường Sa có thể vô tư cập cảng tại các điểm đảo để mua nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, đổ nước ngọt để tiếp tục hải trình bám biển nhiều tháng.

Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại quần đảo Trường Sa, đến năm 2020 sẽ có 6 khu neo đậu kết hợp cảng cá tại các đảo: Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Phan Vinh, Đá Tây và Nam Yết. Bộ sẽ ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần cho các đảo, sau đó làm cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tại duyên hải Nam Trung bộ. Như vậy có thể nói, bên cạnh sự giúp đỡ của bộ đội Hải quân đồn trú tại các đảo, nhà giàn, hoạt động của các khu neo đậu kết hợp cảng cá ở Trường Sa là nguồn tiếp sức lớn lao cho những chuyến vươn khơi, làm chủ biển Đông của ngư dân nước ta.

Ông Võ Thiên Lăng - Chủ tịch Hiệp hội Nghề cá Khánh Hòa đánh giá, chủ trương xây dựng các khu neo đậu và cảng cá là điều “quá tốt” cho ngư dân. Được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, có nơi cho ngư dân trú ngụ, neo đậu, cung cấp nước uống... là điều quan trọng giúp ngư dân yên tâm bám biển. Trên thực tế hiện nay, các khu neo đậu, trú ngụ cho ngư dân quá ít, lại xa. Nhiều trường hợp ngư dân gặp sự cố đã không nhận được sự giúp đỡ kịp thời, gây thiệt hại rất lớn. 

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh Thu Hằng)

Mỗi doanh nhân phải luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật

(PLVN) - Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41).

Đọc thêm

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc với Cục Quân y

Đại tướng Phan Văn Giang đến thăm và làm việc với Cục Quân y.
(PLVN) - Chiều 9/5, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm và làm việc với Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần). Dự buổi làm việc có Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần và đại diện các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng.

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: