Đề xuất thí điểm kinh doanh đặt cược đua chó, đua ngựa

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định về Kinh doanh đặt cược để trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 12. Theo đó, bộ này đề xuất cho phép thí điểm 3 loại hình đặt cược ở Việt Nam là đua chó, đua ngựa và cá cược thể thao. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trao đổi với báo chí.

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định về Kinh doanh đặt cược để trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 12. Theo đó, bộ này đề xuất cho phép thí điểm 3 loại hình đặt cược ở Việt Nam là đua chó, đua ngựa và cá cược thể thao. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trao đổi với báo chí, bên hành lang Quốc hội, chiều qua.

- Thưa ông, tại sao chỉ hạn mức chọn mức cá cược từ 10.000 đến 1 triệu đồng một lần cá cược?

- Phải làm từng bước theo trình độ quản lý và theo tình hình chung, chúng ta mở dần chứ không nên mở ra cùng một lúc.

- Nhưng tính từ năm 2006, mức tối đa 1 triệu một ngày vẫn được giữ nguyên?

- Chúng ta đang đưa ra để lấy ý kiến chuyên gia và đông đảo nhân dân. Nếu nhiều ý kiến đóng góp thì trên cơ sở đó sẽ xem xét để đưa ra mức hợp lý. Nói thật là lĩnh vực này rất nhạy cảm, xã hội, dư luận cũng chưa phải dễ dàng chấp nhận những chuyện như thế. Nhưng các nước đã áp dụng lâu rồi.

- Tại sao chúng ta lại chọn 3 môn đua ngựa, đua chó và bóng đá để cho phép cá cược, thưa ông?

- Đua ngựa, đua chó đã có rồi. Thể thao là một lĩnh vực tương đối sôi động, theo tôi nên tạo sân chơi có sự quản lý thì tốt hơn là để cho người ta chui lủi. Còn những công ty thì có mở ra cho những công ty Nhà nước quản lý. Sau này nếu có mở thì chúng ta sẽ mở rộng thêm.

- Theo ông, có nên cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực cá cược?

- Chưa thể cho phép điều đó. Đây là trò chơi giống như xổ số hay kinh doanh cá cược thì độc quyền Nhà nước quản lý. Nếu có thì chỉ cho phép anh vào hợp tác, chuyển giao kỹ thuật.

V-League chưa “lọt” vào danh mục cá cượcViệc đặt cược bóng đá theo dự thảo nghị định vua được Bộ Tài chính đề xuất cho phép người chơi được tham gia cá cược ở các giải bóng đá quốc tế có uy tín lớn, như giải Ngoại hạng Anh. Đối với các giải đấu trong nước như V-League, hạng nhất hay các trận đấu của ĐTQG, hoàn toàn chưa được đưa vào danh mục có thể cá cược.

- Là lĩnh vực nhạy cảm, sự phối hợp với công an để kiểm soát sẽ được tiến hành như thế nào?

- Chúng tôi đang nghiên cứu để hoàn thiện dần. Nhưng chắc chắn phải có sự phối hợp với bên công an để kiểm soát để hoạt động này được tốt hơn.

- Chúng ta có tham khảo một số mô hình của các nước xung quanh trước khi đưa ra dự thảo Nghị định này, thưa ông ?

- Chúng ta tham khảo mô hình của rất nhiều nước. Trên cơ sở đó rút ra, vận dụng vào điều kiện của Việt Nam. Các nước họ triển khai lâu, rộng rãi hơn. Ví dụ như các nước có thể ngồi một chỗ, đăng ký qua nhiều cách, điện thoại, internet, vì trình độ quản lý tốt có thể quản lý được. Nhưng Việt Nam khó quản lý được theo cách đó. Chúng ta phải mở dần. Đó là ý tưởng, còn nhiều việc phải làm.

- Nếu dự thảo này được thông qua, dự kiến bao giờ có thể áp dụng?

- Nếu Chính phủ thông qua, chúng ta có thể áp dụng thí điểm ngay. Nhưng việc này còn phải bàn nhiều. Hiện nay mới chỉ thăm dò ý kiến dư luận.

- Có ý kiến cho rằng việc ra dự thảo Nghị định về cá cược bóng đá vào thời điểm này là quá chậm và trên thực tế hàng năm chúng ta thất thoát rất nhiều tiền qua các kênh cá cược bóng đá quôc tế?

- Điều này thuộc quan điểm, không phải chậm hay nhanh. Giống như Singapore, trước đây họ không cho đánh bạc, nhưng bắt đầu cho làm sòng bạc.

= Xin cảm ơn ông

Việt Hưng (ghi)

Đọc thêm

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).