Đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam (Kỳ 4) Không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền con người

Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền được bảo đảm an sinh xã hội của công dân..
Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền được bảo đảm an sinh xã hội của công dân..
(PLVN) - PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, sự trở lại của Chương 2 liên quan đến quyền con người tại Hiến pháp 2013 đã thể hiện rõ tư duy lập hiến rất phù hợp với chủ trương, đường lối nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta là luôn tôn trọng quyền con người, xem quyền con người là bản chất, mục tiêu, lý tưởng của chế độ XHCN. 

PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa khẳng định, quan điểm và chính sách của Đảng ta về quyền con người là quyền tự do của mỗi cá nhân, nhưng phải gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ tôn trọng việc thực hiện quyền và tự do của người khác. Điều đó cũng có nghĩa quyền con người phải được ghi nhận trong hệ thống pháp luật và được bảo đảm bằng công cụ pháp luật. 

Việc bảo đảm bằng pháp luật được thể hiện rất rõ trong việc Nhà nước ta đã nội luật hóa 7 trên tổng số 9 Công ước cốt lõi cơ bản về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, trong đó có những công ước rất quan trọng như: Công ước về quyền dân sự - chính trị, Công ước quyền kinh tế- xã hội (năm 1966); Công ước về quyền trẻ em, quyền phụ nữ. Gần đây nhất là Công ước về phòng chống tham nhũng, Công ước đảm bảo quyền của người khuyết tật...

Tăng cường các thể chế bảo đảm quyền con người 

Ông có thể cho biết, Đảng và Nhà nước ta đã nội luật hóa những Công ước trên như thế nào thông qua việc tạo lập cơ sở pháp lý về quyền con người tại các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là trong các bản Hiến pháp?

- Chúng ta thấy rất rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm quyền con người trong hệ thống pháp luật suốt hơn 70 năm qua, đó là không ngừng mở rộng khái niệm, nội hàm, chủ thể và nội dung quyền con người cũng như các cơ chế tăng cường thực thi, bảo đảm quyền con người; từ các quyền của cá nhân, nhóm dễ bị tổn thương, từ các quyền dân sự, chính trị đến các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội...

Đặc biệt là việc đặt vị trí quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại Chương 2 của Hiến pháp 2013 - ngay sau chương chế định về chế độ chính trị (Chương 1) là một sự tái khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và chính sách của Nhà nước về tôn trọng quyền con người được hiến định từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta vào năm 1946.

Đồng thời, chế định Chương 2 trong Hiến pháp 2013 với tên gọi “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân” đã thể hiện rõ tư duy pháp lý phát triển khi lần đầu trong lịch sử lập hiến, chúng ta có một chương với tên gọi đầy đủ là quyền con người.

Tại Hiến pháp 2013, cũng là lần đầu tiên chúng ta chế định quyền được sống và cân nhắc một cách rất kỹ đối với các chính sách hình sự dựa trên bản chất nhân văn, nhân đạo của hệ thống pháp luật XHCN (liên quan đến thi hành án tử hình với tội phạm). Tiếp theo là sự mở rộng về sự phát triển quyền dân sinh - chính trị, đặc biệt không chỉ tiếp tục khẳng định mà còn bổ sung chế định quyền tiếp cận thông tin trong Hiến pháp.

Thứ ba, cũng là lần đầu tiên chúng ta ghi nhận quyền an sinh xã hội, điều đó phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN, luôn chăm lo đến đời sống của những đối tượng dễ bị tổn thương, như người dân tộc thiểu số, người nghèo, người có thu nhập thấp, phụ nữ, trẻ em, người già...

 Khi nói đến quyền về an sinh xã hội là chúng ta nói đến nguyên tắc của Luật nhân quyền quốc tế, tức là không để ai bị bỏ lại phía sau. Do đó tôi cho rằng Điều 34 trong Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”, không chỉ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền mà còn phản ánh rất rõ tính ưu việt của chế độ XHCN, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Việt Nam rất nhân văn, nhân đạo và vì con người, vì sự phát triển bao trùm của con người mà Liên Hợp quốc đang theo đuổi.

PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa.
 PGS.TS Hoàng Văn Nghĩa.

Một quyền nữa được bổ sung trong Hiến pháp 2013 là quyền được thụ hưởng các giá trị văn hóa (Điều 41). Theo đó, mỗi cá nhân trong xã hội không chỉ được tham gia vào đời sống văn hóa mà còn phải được thụ hưởng các giá trị văn hóa. Quyền thứ 5 được mở rộng tại Hiến pháp là được sống trong môi trường trong lành (Điều 43).

Quyền này mở rộng không chỉ đối với cá nhân mà nó là quyền của cả một cộng đồng, rộng hơn nữa là quyền của cả một dân tộc, quốc gia. Nó liên quan đến quyền được tiếp cận với nguồn nước sạch, môi trường không bị ô nhiễm, định cư trên vùng đất an toàn... Có thể nói, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc pháp điển hóa, nội luật hóa quyền về môi trường.

Ngoài ra, một điểm nhấn rất quan trọng tại Hiến pháp 2013 là tăng cường các cơ chế và thể chế để bảo đảm quyền con người trong thực tế. Cùng với đó là cơ chế bảo hiến (bảo vệ Hiến pháp) mở ra tại Điều 119. Theo tôi, cơ chế bảo vệ Hiến pháp cũng là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong thi hành Hiến pháp, vì nó gắn chặt chẽ với việc bảo vệ quyền con người. 

Bên cạnh đó, để nội luật hóa các quyền con người, hệ thống pháp luật Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong suốt những năm qua, đặc biệt là hơn 30 năm đổi mới. Từ việc sửa đổi, bổ sung các Bộ luật: Hình sự, Dân sự, Lao động... cho đến các bộ luật tố tụng có liên quan và gần đây nhất là việc Quốc hội thông qua Luật Tiếp cận thông tin; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật An ninh mạng,… đã mở ra việc trao công cụ pháp lý cũng như chính sách quan trọng cho việc bảo đảm quyền con người.

Nâng cao năng lực thực thi chính sách, pháp luật về quyền con người

Như vậy, hệ thống pháp luật của chúng ta đã tương đối đầy đủ trong việc thể chế các quy định bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng một số quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với Luật Nhân quyền quốc tế. Ông nghĩ sao về quan điểm này?

- Có thể nói, các thế lực thù địch thường lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo của người dân để tuyên truyền những động cơ, mục đích chính trị nhằm xuyên tạc, vu khống và bôi nhọ vai trò lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn và con đường phát triển đất nước mà dân tộc đang lựa chọn.

Chẳng hạn, chúng tuyên truyền chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật của Việt Nam là chưa phù hợp với tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế hay Nhà nước Việt Nam luôn vi phạm các quyền con người... Tuy nhiên, điều này hoàn toàn trái với thực tiễn về thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, khách quan và toàn diện.

Đặc biệt, Báo cáo thường niên về chỉ số phát triển con người (HDI) của Liên Hợp quốc, các thành tựu về thực hiện quyền kinh tế - xã hội, văn hóa thể hiện trong các báo cáo về xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững, tăng trưởng bao trùm, hay tầm nhìn Việt Nam 2035 của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế đa phương và song phương tại Việt Nam trong những năm qua đều đánh giá rất cao những nỗ lực hoàn thiện thể chế, không ngừng bảo đảm các quyền con người và thực hiện đầy đủ, tận tâm và có trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam đối với các cam kết quốc tế.

Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện và triển khai các quan điểm, chính sách đúng đắn ấy còn có khoảng cách nhất định khi đi vào cuộc sống do những điều kiện khách quan và chủ quan.

Bên cạnh đó, do trình độ phát triển kinh tế, xã hội, ý thức pháp quyền và các điều kiện khác còn chênh lệch ở địa phương, nên hiển nhiên “độ trễ” của chính sách (để chuyển hóa thành cuộc sống) là tất yếu không tránh khỏi…

Vì vậy, các thế lực thù địch thường lợi dụng “độ trễ” này cũng như việc chưa hoàn thiện của hệ thống chính sách pháp luật của chúng ta, việc hạn chế về nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức nói chung và đội ngũ thực thi pháp luật nói riêng - đặc biệt ở cấp cơ sở - để kích động, xuyên tạc, vu khống về tình hình thực hiện và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.

Vậy, để phòng chống các luận điệu xuyên tạc một cách có hiệu quả, chúng ta cần thực hiện những giải pháp gì, thưa ông?

Tôi cho rằng chúng ta cần nhiều giải pháp. Thứ nhất, phải tăng cường nhận thức, giáo dục về quyền con người cho cả chủ thể quyền (từng cá nhân, nhóm xã hội và mọi công dân) và chủ thể nghĩa vụ (đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đặc biệt là thực thi pháp luật, chính sách nói riêng).

Đồng thời, tích cực triển khai công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, tăng cường tuyên truyền về những thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam. 

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp điển hóa các nguyên tắc, các quyền hiến định trong bộ luật hình sự, dân sự, lao động của Việt Nam; hoàn thiện các thiết chế, cơ chế bảo đảm các quyền con người được quy định mới trong Hiến pháp 2013 cũng như các luật mới được ban hành (như Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng, Luật Tôn giáo, tín ngưỡng, Luật Trẻ em,..). 

Thứ ba, phải nâng cao năng lực thực thi chính sách, pháp luật về quyền con người của đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đội ngũ cán bộ tham mưu chính sách và trực tiếp thực thi chính sách ở cơ sở.

Thứ tư, tăng cường đấu tranh chống lại các luận điệu vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam thông qua các diễn đàn quốc tế và trong nước, diễn đàn đa phương và song phương; thông qua các hoạt động trao đổi, giao lưu học thuật cũng như hợp tác pháp luật và tương trợ tư pháp.

Bên cạnh đó, tăng cường đối thoại về quyền con người với các tổ chức quốc tế và song phương, chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia phát triển và các tổ chức của Liên Hợp quốc trong thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người nói riêng, cũng như kinh nghiệm phát triển nói chung.

Trân trọng cám ơn ông!

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.