Bộ trưởng Lê Thành Long: “Hệ thống pháp luật đóng góp thầm lặng vào sự phát triển kinh tế - xã hội”

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cũng khẳng định, hệ thống pháp luật dẫu còn vấn đề này hay vấn đề khác nhưng có đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước. 
Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp.
 Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp.

Chiều nay (30/10), phát biểu và giải trình làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình được nhiều đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận tại Hội trường của Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định, thời gian qua, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như việc tổ chức thi hành pháp luật đã được Đảng, QH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương hết sức quan tâm. 

“Có thể có nhận định chung là hệ thống pháp luật của chúng ta cơ bản là hoàn thiện và hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có văn bản pháp luật điều chỉnh ở cấp độ này hay cấp độ khác. Chúng ta cũng đang cố gắng thể chế hóa đầy đủ các đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong công tác này”, Bộ trưởng Long khẳng định.

Dẫn chứng, Bộ trưởng Tư pháp cho hay, số liệu thống kê cho thấy, từ 1/1/2016 đến nay, QH, Uỷ ban thường vụ QH đã ban hành 44 dự án luật, 11 nghị quyết và 1 pháp lệnh.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 576 nghị định và 144 quyết định. Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã ban hành khoảng 2.400 thông tư và thông tư liên tịch.

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, các địa phương đã ban hành khoảng gần 65.000 văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của địa phương. 

Tại kỳ họp này, QH sẽ xem xét và thông qua 12 luật, bộ luật; cho ý kiến vào 4 dự thảo nghị quyết và 9 dự án luật đã được trình.

Bộ trưởng Lê Thành Long nêu rõ, trong số lượng các văn bản đã ban hành nhiều như vậy có những điểm rất sáng, ví dụ như việc luật được ban hành kịp thời điển hình là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng góp phần xử lý nợ xấu hay một số các nghị quyết cho các địa phương như nghị quyết về chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh đã và đang phát huy tác dụng, Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi… 

“Tôi thấy có thể nêu lên được những văn bản mà QH, Chính phủ và cả hệ thống chính trị đã và đang rất cố gắng”, Bộ trưởng Long nói.

Quay trở lại bức tranh kinh tế - xã hội các năm vừa qua, đặc biệt là năm 2019, Bộ  trưởng Long cho biết, con số rất rõ, theo đó chúng ta ước sẽ đạt và vượt 12 chỉ tiêu quan trọng về kinh tế - xã hội. Thu ngân sách vượt chỉ tiêu. 

Đặc biệt, trong năm 2019, theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và Ngân hàng thế giới (WB), chỉ số về chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam (chỉ số B1- PV)  tăng 17 bậc so với năm 2018. Trong khi đó, đầu năm nay, Chính phủ đặt ra kỳ vọng là chỉ tăng 3 bậc. 

“Đây là đánh giá của các tổ chức quốc tế”, Bộ trưởng Long nêu rõ. Như vậy, bức tranh kinh tế - xã hội chủ yếu là màu sáng, mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định là cơ đồ của đất nước chúng ta chưa bao giờ được như ngày hôm nay. 

Bộ trưởng Tư pháp cũng cho rằng hệ thống pháp luật dẫu còn vấn đề này hay vấn đề khác nhưng có đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước. 

“Hệ thống pháp luật đóng góp có thể thầm lặng hơn, khó lượng hóa hơn và khi có được kết quả thì có thể dễ bị lẫn ở trong các lĩnh vực khác và thường khi có vấn đề xảy ra rất có thể trở thành tâm điểm.”, Bộ trưởng nói. 

Về những hạn chế, Bộ trưởng Long thừa nhận, đúng như các ĐB đã nêu, thời gian qua có 1 số văn bản pháp luật có vướng như báo cáo đánh giá tác động môi trường có quy định chưa thống nhất trong Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật bảo vệ môi trường hay như việc xử lý chậm Luật Quy hoạch, chậm ban hành văn bản hướng dẫn quy định chi tiết mà một số ĐB dẫn ra. 

“Đó là thực tế và chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng chúng ta phát hiện ra nhưng xử lý có chậm”, Bộ trưởng Long nhận định. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp cũng phân trần rằng, việc chậm ở đây cũng có những vấn đề liên quan đến quy trình, tức phải lập đề nghị, xem xét, phải đưa vào chương trình, phải trình các cơ quan có thẩm quyền và cũng có phần do sự e dè của các cơ quan. 

“Tôi nghĩ rằng đó là một số hạn chế mà các ĐB nêu ra là đúng”, Bộ trưởng Long nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, chúng ta đã ý thức được về tình hình, vấn đề đặt ra là chúng ta xác định rõ các nguyên nhân và đề ra các giải pháp. Trong đó, về nguyên nhân, ông cho hay, thứ nhất là sự chưa chủ động của các cơ quan trình mà ở đây là trách nhiệm của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các chủ thể trình các dự án. 

Nguyên nhân thứ 2 là năng lực làm luật của chúng ta dù đã cố gắng nhưng có phần còn hạn chế, trong đó có vai trò của pháp chế các bộ, ngành và vai trò thẩm định của Bộ Tư pháp. “Chúng tôi đã rất cố gắng nhưng còn hạn chế”, Bộ trưởng Lê Thành Long thẳng thắn thừa nhận. 

Về nguyên nhân khách quan, ông cho hay, có rất nhiều vấn đề khó. “Chúng ta vừa kịp định hình được một hệ thống pháp luật để phục vụ cho thương mại tự do thì giờ đã phải quay ra phản thương mại tự do. Rồi một loạt các quy định, các truyền thống pháp luật mà chúng ta học từ xưa đến nay đến giờ đã không cập nhật được với 4.0”, ông Long lấy ví dụ. 

Phát biểu trước QH, Bộ trưởng Bộ Tư pháp khẳng định, Chính phủ đã ý thức được vấn đề này và ban hành nhiều biện pháp. Sắp tới, trong số những việc cần làm ngay là một số dự án luật trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sẽ thảo luận tại kỳ họp này; Luật Đất đai sửa đổi, Luật bảo vệ môi trường vào năm 2020, đồng thời cũng kiên quyết ban hành kịp thời các nghị định bị chậm.

Cũng theo người đứng đầu ngành Tư pháp, hiện việc tổng kết một số văn bản quan trọng phục vụ cho văn kiện Đại hội 12 cũng đang được tiến hành. Chính phủ đang rất cố gắng đưa vào một số câu trong văn kiện đó, đó là cố gắng để có được hệ thống văn bản pháp luật có chất lượng hơn, dễ tiếp thu, dễ tiếp cận với người dân hơn đồng thời giảm chi phí tuân thủ pháp luật. Sắp tới, chúng ta cũng thảo luận về một số biện pháp để sửa đổi một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Phần báo cáo, giải trình của Bộ trưởng Tư pháp tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều nay nhận được sự đồng tình cao của các vị đại biểu Quốc hội. 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa (Ảnh internet).

Hiệu quả chuyển đổi số

(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Đọc thêm

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .