Ai chịu trách nhiệm khi hai mẹ con chết vì cột bê tông?

 Sau khi PLVN đưa tin, tối 15/5, một trụ cột bê tông trên sông Bình Thủy (TP Cần Thơ) đổ trúng ghe chở gạch của anh Dương Đắc Thắng khiến vợ, con anh Thắng tử nạn, cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra. Tuy nhiên, với hậu quả nghiêm trọng nên dư luận bức xúc liệu trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến đâu?

Sau khi PLVN đưa tin, tối 15/5, một trụ cột bê tông trên sông Bình Thủy (TP Cần Thơ) đổ trúng ghe chở gạch của anh Dương Đắc Thắng khiến vợ, con anh Thắng tử nạn, cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra. Tuy nhiên, với hậu quả nghiêm trọng nên dư luận bức xúc liệu trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến đâu?.

Tiếng kêu cứu tuyệt vọng trong đêm

Gặp chúng tôi, bà Trương Thị Hạnh (66 tuổi), ngụ khu vực 6, phường Bình Thủy run run kể: “Khoảng 19h45 ngày 15/5, khi tôi đang ăn tối ở nhà bỗng nghe một tiếng ầm lớn giữa sông, sau đó là tiếng kêu thất thanh nhờ người cứu vớt vợ con của một người đàn ông, khiến nhiều người giật mình. Tôi vội chạy ra thì thấy giữa sông lớn một chiếc ghe bị lật úp và một người đàn ông cố bám vào thân ghe liên tục gọi tên người thân một cách thảm thiết. Tôi tức tốc kêu gọi người dân xung quanh khẩn cấp cứu người bị nạn, đồng thời báo chính quyền địa phương huy động lực lượng đến ứng cứu”. Nhưng do trời tối lại không có đèn chiếu sáng nên việc tìm kiếm người bị mất tích gặp rất nhiều khó khăn.

Sau đó, người dân mới nhận ra chiếc ghe bị nạn là ghe chở gạch của anh Trần Đắc Thắng (42 tuổi), ngụ xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Đi trên chiếc ghe cùng anh Thắng còn có vợ anh - chị Phan Thị Bích Hạnh (39 tuổi) và đứa con gái mới 10 tuổi Dương Thị Diễm Hằng. Tuy nhiên, chuyến ghe định mệnh đã khiến vợ con anh Thắng ra đi mãi mãi…

Hiện đoạn cột bê tông bị gãy và chiếc ghe chở gạch của gia đình anh Thắng đã được trục vớt để phục vụ công tác điều tra
Hiện đoạn cột bê tông bị gãy và chiếc ghe chở gạch của gia đình anh Thắng đã được trục vớt để phục vụ công tác điều tra

Bước đầu, ngành chức năng xác định khi ghe chở gạch của anh Thắng đi qua đoạn sông khu vực 6, phường Bình Thủy thì bất ngờ bị một trụ bê tông dài khoảng 12m ngã xuống đè trúng khiến chị Hạnh chết tại chỗ, chiếc ghe bị lật úp; Bé Hằng bị té và nước cuốn trôi mất tích trong đêm. Đến 9h hôm sau, thi thể bé Hằng được tìm thấy cách ở khu vực 1 phường An Thới, cách cầu Bình Thủy khoảng 300m.

Bà Hạnh cho biết thêm, người dân phường Bình Thủy không xa lạ gì gia đình anh Thắng, bởi anh và vợ con vẫn thường chở ghe bán gạch qua lại con sông Bình Thủy này như cơm bữa. “Thấy khổ cực, đã có lần anh Thắng bảo kiếm được kha khá vốn liếng sẽ thôi đời bôn ba sông nước bán gạch mà lên bờ tìm một việc nhẹ nhàng hơn để vợ con đỡ cực, nhưng ước mơ chưa thành thì tai nạn thương tâm ập đến...”, bà Hạnh lau nước mắt nói.

Chủ đầu tư, đơn vị thi công nhận… thiếu sót

Liên quan đến cái chết thương tâm của vợ và con anh Thắng, dư luận Cần Thơ và vùng đồng bằng Sông Cửu long vô cùng bức xúc trước sự tắc trách của những đơn vị liên quan.

Cây cọc bê tông gây họa được cắm giữa lòng sông Bình Thủy ngay trên luồng chạy tàu từ hơn 5 năm nay. Ban đầu, vị trí đóng cọc thử được xác định là địa điểm xây cầu Bình Thủy 2 (tuyến Mậu Thân - sân bay Trà Nóc) do Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Cần Thơ làm chủ đầu tư, Cty Cổ phần Đầu tư xây dựng công trình giao thông 586 Cần Thơ đảm nhiệm thi công. Tuy nhiên, sau khi hướng tuyến Mậu Thân - sân bay Trà Nóc được “nắn” để điều chỉnh hướng thì cầu Bình Thủy 2 chuyển sang vị trí khác, nhưng cọc bê tông nói trên không được nhổ đi mà không có biển cảnh báo cũng đèn chiếu sáng.

Ông Lê Hoàng Nam, Bí thư Quận ủy Bình Thủy, cho biết: “Chúng tôi đã nhận thấy cọc bê tông này tồn tại giữa lòng sông quá nguy hiểm nên đã nhiều lần yêu cầu đơn vị thi công dời đi nơi khác nhưng không được họ quan tâm”. Còn ông Lê Tấn Học, Giám đốc Sở GTVT Cần Thơ thì cho biết Sở này cũng đã yêu cầu Cty 586 phải nhổ hoặc cắt cọc bê tông, vì để như vậy rất dễ gây tai nạn cho các phương tiện đường thủy lưu thông.

Tuy nhiên, do áp lực về tiến độ xây dựng cầu Bình Thủy 2 nên Cty 586 “quên” dẫn đến tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ông Học cũng thừa nhận trong việc này Sở cũng có thiếu sót khi thiếu nhắc nhở đơn vị thi công. Trong khi đó, trả lời báo chí, đại diện Cty 586 cũng nhận sai khi để cọc bê tông tồn tại trên luồng chạy tàu một thời gian dài. Tuy nhiên, đại diện Cty này cũng cho rằng gói thầu xây dựng cầu Bình Thủy 2 tại vị trí đóng cọc bê tông đã được thanh toán dứt điểm với chủ đầu tư, nên đơn vị thi công có lỗi liên đới trong vụ này.

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, đại diện lãnh đạo quận Bình Thủy đã hỗ trợ gia đình anh Thắng 9 triệu đồng; Cty 586 cũng đến gia đình anh Thắng chia buồn, hỗ trợ 20 triệu đồng.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện đoạn cột bê tông bị đổ và chìm xuống sông đã được Cty 586 thuê phương tiện trục vớt và tiếp tục tháo dỡ phần trụ cột còn lại dưới lòng sông. Còn chiếc ghe chở gạch của anh Thắng cũng đã được trục vớt để phục vụ công tác điều tra. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ nguyên nhân sự cố cũng như trách nhiệm của đơn vị có liên quan.

Một luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cho biết, vụ việc này có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với chủ đầu tư đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước, Sở GTVT phải chịu trách nhiệm gián tiếp; Còn đơn vị thi công là người đóng cây cọc tại vị trí trên mà không nhổ bỏ, dù biết để sẽ gây nguy hiểm cho phương tiện lưu thông thì phải chịu trách nhiệm trực tiếp.

Luật sư Ngô Ngọc Diễm, Trưởng Chi nhánh Văn phòng Luật sư Phú Cường (Hà Nội):

Công trình xây dựng cầu Bình Thủy 2 do Sở GTVT Cần Thơ làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Cty Cổ phần xây dựng công trình giao thông 586. Năm 2005, đơn vị thi công đang thực hiện hạng mục đóng cọc thi công trên sông Bình Thủy thì nhận được chỉ đạo của chủ đầu tư chuyển địa điểm thi công đến địa điểm khác, cách vị trí thi công cũ khoảng 100m trên sông Bình Thủy. Chủ đầu tư và đơn vị thi công đã thanh quyết toán phần xây dựng đóng cọc trên. Việc cọc bê tông đổ làm chết người đang điều khiển ghe trên sông sẽ được xem xét như sau:

Ai chịu trách nhiệm khi hai mẹ con chết vì cột bê tông? ảnh 2
 
Nếu chủ đầu tư không thuê đơn vị thi công nhổ bỏ cọc bê tông thì trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Bởi lẽ, đơn vị thi công đóng cọc theo hồ sơ thi công. Việc di chuyển công trình, tháo dỡ cọc bê tông đã thi công, nhưng không sử dụng nữa thuộc về chủ đầu tư. Chủ đầu tư xét thấy cọc bê tông đang thi công không cần thiết nữa thì có thể thuê bất kỳ một đơn vị nào đó tháo dỡ. Như vậy chủ đầu tư đã để cho cọc bê tông tồn tại gây cản trở giao thông đường thủy mà không đặt biển báo hiệu cảnh báo dẫn đến sự việc cọc bê tông đổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là chết hai người đang điều khiển ghe trên sông.

Nếu chủ đầu tư thỏa thuận với đơn vị thi công về việc tháo dỡ mà đơn vị thi công không tháo dỡ thì trách nhiệm thuộc về đơn vị thi công.

Luật hình sự Việt Nam chưa truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nên trong trường hợp trên có thể truy cứu trách nhiệm của cá nhân nào được giao nhiệm vụ của một trong hai đơn vị trên về việc không hành động tháo dỡ cọc bê tông gây cản trở giao thông đường thủy. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 213 Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 về “Tội cản trở giao thông đường thủy”.

Hữu Tuấn

Nhóm PV

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.