Trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Ninh - Người bạn đồng hành của đồng bào dân tộc thiểu số

Cán bộ trung tâm TGPL phát tờ gấp pháp luật cho người dân xã miền núi Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ.
Cán bộ trung tâm TGPL phát tờ gấp pháp luật cho người dân xã miền núi Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ.
(PLVN) - Thông qua các hoạt động tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư Pháp tỉnh Quảng Ninh đã và đang trợ giúp pháp lý miễn phí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Trung tâm) đã thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại trụ sở, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng đạt nhiều kết quả khả quan. Theo đó, Trung tâm đã và đang thực hiện 176 vụ việc/176 người; Số vụ việc kết thúc trong kỳ là 39 vụ việc/39 người. So với 6 tháng đầu năm 2022, số lượng vụ việc thụ lý 6 tháng đầu năm 2023 tăng 29,9%. Trong đó, số vụ việc tham gia tố tụng tăng 25,4%; số lượng vụ việc tư vấn tăng là 50%...

Đặc biệt, Trung tâm đã tích cực trong việc trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện công tác truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý và các chính sách ưu đãi xã hội dành cho người dân tộc thiểu số của Trung ương, của Tỉnh, dưới các hình thức đa dạng, phong phú như: xây dựng 01 phóng sự “Trợ giúp pháp lý- Để đồng bào dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau”; biên soạn 58.800 tờ gấp và 5.600 quyển sách pháp luật bỏ túi cho người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Trung tâm cũng triển khai lồng ghép các chuyên đề pháp luật phù hợp với nhu cầu của người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tại các hội nghị trợ giúp pháp lý ở cơ sở.

Anh Nguyễn Văn Toàn, tạm trú tại phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, chia sẻ: “Vợ chồng tôi đều là ngư dân, sinh sống chủ yếu trên biển, nhận thức về pháp luật còn rất nhiều hạn chế, kể cả khi 2 vợ chồng lấy nhau cũng chỉ có gia đình 2 bên làm chứng, chứ không làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, tôi đã tìm đến Trung tâm TGPL với mong muốn làm được giấy khai sinh cho các cháu, trước mắt để cháu có thể đi học như các bạn. Sau này thì có thể thực hiện các thủ tục khác một cách thuận tiện. Không thể vì đời mình không biết chữ, không hiểu pháp luật mà để con cái mình không được đến trường”.

Trợ giúp cho gia đình anh Toàn là 2 trợ giúp viên pháp lý Vũ Thu Uyên và Trần Quý Cường. Để có được bản giấy khai sinh hợp pháp cho các con của anh Toàn đi học, các trợ giúp viên đã nhiều lần tiếp xúc với gia đình anh, cũng như cán bộ tư pháp của TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, để thu thập, củng cố hồ sơ. Qua đó, xác định phương hướng giải quyết đảm bảo nhanh chóng nhất cho gia đình anh Toàn. Trợ giúp viên pháp lý Vũ Thu Uyên nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, hiểu biết và chấp hành pháp luật cho người dân. Đồng thời, đồng hành, sát cánh với những người yếu thế để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ”.

Đánh giá về những kết quả đã đạt được, ông Nguyễn Hùng Tân – Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Thông qua các hoạt động tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, Trung tâm đã trợ giúp pháp lý miễn phí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý có nhu cầu. Các vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý và thực hiện theo đúng trình tự và quy định của pháp luật, không có trường hợp nào bị khiếu nại, tố cáo, do vi phạm pháp luật”.

Ngoài ra, Trung tâm đã thực hiện tốt công tác tham mưu ban hành các Kế hoạch hoạt động, văn bản triển khai trên địa bàn tỉnh, cũng như chủ động triển khai công tác trợ giúp pháp lý có hiệu quả trên địa bàn; 100% yêu cầu trợ giúp pháp lý của người dân được đáp ứng kịp thời; việc cử người thực hiện TGPL được thực hiện nhanh chóng, đúng quy định và đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý. Qua đó, trình độ hiểu biết về pháp luật của người dân được nâng cao, ngày càng nhiều người tìm đến trợ giúp pháp lý khi có vướng mắc pháp luật, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật nói chung có những thay đổi tích cực.

Trợ giúp viên pháp lý TGPL tại xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ.

Trợ giúp viên pháp lý TGPL tại xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ.

Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục triển khai thực các Kế hoạch mà UBND, HĐND tỉnh đã đề ra. Đặc biệt là kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định chính sách trợ giúp pháp lý tại các xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh năm 2023. Đồng thời, lồng ghép thực hiện các Kế hoạch trợ giúp pháp lý cho trẻ em, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nhiễm HIV và chính sách trợ giúp pháp lý trong các chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú và người dân dễ tiếp cận; thực hiện chuyển đổi số, cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả công tác; bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Thông qua việc trợ giúp pháp lý, tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ người dân tộc thiểu số, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các quan hệ pháp luật phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh; nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân tộc thiểu số, gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa công tác trợ giúp pháp lý với các chính sách giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. Qua đó, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thụ hưởng tối đa các chính sách ưu đãi theo quy định; góp phần xây dựng các xã, thôn, bản, đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Đọc thêm

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.