Trò chuyện cùng người Việt Nam đầu tiên trúng cử vào ILC

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã mở đường cho những vị trí quan trọng hơn trong hệ thống luật pháp quốc tế
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã mở đường cho những vị trí quan trọng hơn trong hệ thống luật pháp quốc tế
(PLO) -Cuối năm qua, những người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp nói riêng và người Việt Nam nói chung vui mừng đón nhận thông tin: Việt Nam lần đầu tiên có đại diện được bầu vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC).

ILC được thành lập theo Nghị quyết số 174 (II) ngày 21/11/1947 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) với nhiệm vụ thúc đẩy quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế. Đây là cơ quan soạn thảo các văn bản trình Đại hội đồng LHQ và các nước. Nếu được thông qua, các văn bản này sẽ trở thành các điều ước quốc tế, áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ủy ban này bao gồm 34 thành viên là những người được thừa nhận có trình độ và năng lực trong lĩnh vực luật quốc tế cả về lý luận và thực tiễn.

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí với đề xuất của Bộ Ngoại giao đề cử Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, đang là Đại sứ (ĐS) Việt Nam tại Kuwait, làm đại diện của nước ta ra ứng cử vào ILC nhiệm kỳ 2017-2021.

Chia sẻ với Pháp luật Việt Nam, ĐS Nguyễn Hồng Thao cho biết đây là lần đầu tiên Việt Nam có ứng cử viên vào hệ thống bầu cử của LHQ. Trước đó, nước ta có nhiều kinh nghiệm ứng cử vào các cơ quan của LHQ nhưng hầu như chưa có kinh nghiệm chuẩn bị cho các cá nhân vào những vị trí tương tự. Thời gian chuẩn bị cho việc ứng cử cũng rất ngắn, chỉ chưa đầy một năm kể từ thời điểm phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva gửi hồ sơ ứng cử đăng ký với LHQ. Thông thường, các nước chuẩn bị cho ứng viên của họ trong vòng 5 đến 10 năm, cử những ứng viên này tham dự hàng loạt những diễn đàn đa phương, hội thảo quốc tế để giới thiệu.

Dù thời gian gấp gáp nhưng trong năm 2016, Bộ Ngoại giao, các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, các Phái đoàn Việt Nam tại New York, Geneva đã tích cực giới thiệu Đại sứ Nguyễn Hồng Thao với bạn bè quốc tế. Bản thân Đại sứ Nguyễn Hồng Thao cũng rất tích cực trong các hoạt động vận động bầu chọn cho ông, như làm trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên của Tổ chức tư vấn pháp lý Á-Phi (AALCO) tại Ấn Độ (tháng 5/2016), thành viên đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị quốc gia thành viên Công ước Luật Biển tại New York (tháng 6/2016) và các cuộc họp của Ủy ban Pháp lý Đại hội đồng LHQ (tháng 10/2016).

Và cuối cùng, niềm vui đã vỡ òa vào ngày 3/11/2016 vừa qua, khi tại khóa họp 71 của Đại hội đồng LHQ, ĐS, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao đã trúng cử thành viên ILC nhiệm kỳ 2017-2021 với 120 phiếu, trở thành người đầu tiên của Việt Nam được bầu vào một cơ quan rất quan trọng của LHQ.

Thở phào nhẹ nhõm khi đã “hoàn thành nhiệm vụ mở đường” cho tiến trình hội nhập sâu rộng hơn với đời sống chính trị, kinh tế, pháp lý, văn hóa quốc tế của Việt Nam, ĐS Nguyễn Hồng Thao cho biết tham gia ILC là vinh dự nhưng cũng đồng thời là trách nhiệm và những thách thức với cá nhân ông. Dù vậy nhưng ĐS tin tưởng với sự hỗ trợ của đất nước và đồng nghiệp, ông sẽ hoàn thành tốt nhiệm kỳ của mình, làm cơ sở để các thế hệ người Việt tiếp theo sẽ tiếp tục phát triển, giành được những vị trí quan trọng hơn trong hệ thống luật pháp quốc tế như Tòa án Luật biển, Tòa án Công lý quốc tế.

Hà Dung

ĐS Nguyễn Hồng Thao sinh năm 1957. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng như Trưởng nhóm Pháp lý và Kỹ thuật trong các cuộc đàm phán về biên giới đất liền và trên biển trong giai đoạn 1998-2011, cố vấn pháp lý cho Bộ Ngoại giao, Quốc hội trong soạn thảo luật Biển, luật Môi trường và một số văn bản khác; ĐS Việt Nam tại Malaysia từ năm 2011-2014 và tại Kuwait từ năm 2014-2017. Là Phó Giáo sư Luật Quốc tế, ông cũng đã xuất bản nhiều ấn phẩm quan trọng như Việt Nam và tranh chấp biên giới trên Biển Đông, Việt Nam và Bộ Quy tắc ứng ứng xử trên biển, diễn biến đại dương và luật quốc tế…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.