Triển khai toàn quốc mô hình phòng xử thân thiện

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết mô hình phòng xét xử thân thiện dành cho trẻ vị thành niên trong năm nay sẽ triển khai trên toàn quốc
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết mô hình phòng xét xử thân thiện dành cho trẻ vị thành niên trong năm nay sẽ triển khai trên toàn quốc
(PLO) - Xâm hại trẻ em nói chung, xâm hại tình dục trẻ em nói riêng là vấn đề nổi cộm được đề cập tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội (QH) đối với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Đào Ngọc Dung ngày 5/6.

84% các vụ xâm hại trẻ em là xâm hại tình dục

Theo Báo cáo của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, 5 tháng đầu năm 2018, trên toàn quốc phát hiện 682 vụ xâm hại 735 em, trong đó xâm hại tình dục là 572 vụ. Trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ...) là 21,3%; bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%; bởi người quen, hàng xóm là 59,9%, người lạ là 12,6%. Vẫn theo báo cáo, việc xử lý một số vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em chưa được giải quyết kịp thời, chưa thỏa đáng, còn kéo dài dẫn đến bức xúc trong xã hội. 

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu (ĐB) Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) cho rằng tình trạng bạo hành, bạo lực, xâm hại đối với trẻ em đã và đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Theo ĐB Tạo, khung hành lang pháp lý để xử lý hành vi vi phạm pháp luật này từng bước đã được QH, Chính phủ quan tâm xây dựng cơ bản hoàn thiện như Luật Bảo vệ trẻ em, Luật Hình sự… nhưng cử tri vẫn băn khoăn chưa đủ lực để đẩy lùi vấn nạn này, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa có hiệu quả, bảo vệ trẻ em một cách hoàn thiện hơn trong môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện. “Vậy, với trách nhiệm của mình Bộ trưởng có suy nghĩ gì và có những giải pháp đồng bộ gì để giải quyết vấn đề trên một cách hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới?”, ĐB Tạo đặt vấn đề.

Trả lời câu hỏi này, ông Dung cho biết, tại Việt Nam, mỗi năm bình quân xảy ra khoảng 2.000 vụ bạo lực nhằm vào trẻ em nhưng con số thực tế có thể tăng thêm vì nhiều trường hợp không được thông tin. Ông Dung cũng khẳng định chúng ta hoàn toàn đầy đủ khung pháp lý để bảo vệ trẻ em. “Đặc biệt là sau khi tình hình bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em gia tăng, Thủ tướng đã có Chỉ thị 18, quy định và phân công rất rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Chúng ta cũng đã tiến hành nhiều giải pháp khác nhau, từ tuyên truyền vận động, mở đường dây nóng 111 và xử lý nghiêm một số vụ việc. Một số vụ việc nổi cộm, trực tiếp lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước có ý kiến. Bộ LĐ,TB&XH cũng đã trực tiếp đôn đốc theo dõi các vấn đề này”, ông Dung nhấn mạnh. 

Cũng quan tâm vấn đề này, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Đoàn Hà Nội) nêu thực trạng các vụ xâm hại tình dục trẻ em có tỉ lệ lớn là do hàng xóm, người thân gây ra. Trước đề nghị cho biết giải pháp căn cơ để ngăn ngừa tình trạng đau lòng này được ĐB Tuấn đưa ra, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, với việc phân loại được 59,9% những người xâm hại trẻ em là người quen, thời gian tới cần quan tâm nhiều hơn tới nhóm đối tượng này để ngăn chặn. Ông Dung tiếp tục nêu ra 5 giải pháp nhưng ĐB Nguyễn Quang Tuấn đã nhấn nút tranh luận vì chưa hài lòng với các giải pháp mà ông Dung đưa ra và cho rằng trong các giải pháp đó chưa có giải pháp nào đủ mạnh. 

Đề cập đến các vụ trẻ em bị xâm hại tình dục nhưng nạn nhân nói không ai nghe, chỉ đến khi nạn nhân tự tử thì mới khởi tố vụ án, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đề nghị “không nên để những câu chuyện như thế tiếp tục xảy ra”. Theo ĐB Nhưỡng, chúng ta đang có 17 cơ quan phụ trách vấn đề bảo vệ trẻ em chứ không chỉ Bộ LĐ,TB&XH, nhưng dường như các gia đình các nạn nhân rất đơn độc. Do đó, ông Nhưỡng mong Bộ LĐ,TB&XH có thái độ kiên quyết hơn nữa để cùng các cơ quan khác vào cuộc. 

ĐB Ngô Thị Minh (Đoàn Quảng Ninh) thì cho rằng vấn đề tư pháp thân thiện cho trẻ em chưa quan tâm tháo gỡ kịp thời. “Luật Tư pháp cho người chưa thành niên Bộ Tư pháp soạn từ 2016 đến nay vẫn chưa được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Nhiều trẻ em đã bị xâm hại lại bị xâm hại thêm lần nữa bởi cơ quan điều tra xét hỏi không thể hiện tính thân thiện với trẻ em”, ĐB Minh nhận xét.

Còn theo ĐB Lê Thị Nga (Đoàn Thái Nguyên), trong các vụ việc xâm hại trẻ em, có những vụ cơ quan chức năng xử lý không tích cực. “Như vụ ở Cà Mau phải có Thủ tướng Chính phủ có ý kiến rồi dư luận lên án thì mới vào cuộc sau khi cháu bé tự tử. Đối với vụ Nguyễn Khắc Thủy thì phải có Chủ tịch nước có ý kiến và dư luận lên án. Như vậy có phải là sau có ý kiến, sau dư luận lên án thì cơ quan điều tra tích cực thì mới vào cuộc và xử lý được. Vậy những vụ mà dư luận không lên án, lãnh đạo cấp cao không vào cuộc thì sao?”, ĐB Nga nói.

Hướng tới các tòa án thân thiện

Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ

Tham gia giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trong số 682 vụ xâm hại trẻ em xảy ra trong 5 tháng đầu năm 2018 có 84% số việc là xâm hại tình dục. Theo Bộ trưởng Lâm, số vụ xâm hại tình dục trẻ em trong 5 tháng đầu năm 2018 giảm gần 8% so với cùng kỳ nhưng diễn biến của hành vi xâm hại tình dục trẻ em hiện rất phức tạp. “Không chỉ trẻ em gái mà cả trẻ em trai cũng bị xâm hại tình dục và không chỉ đối tượng người Việt Nam mà thậm chí có cả đối tượng người nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt Nam để có những hành vi phạm tội này tại Việt Nam”, ông Lâm nói.

Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ ra 4 nguyên nhân khiến việc đấu tranh, ngăn chặn chưa giảm được nhiều xâm hại tình dục đối với trẻ em, trong đó có việc tố cáo, trình báo tội phạm xâm hại tình dục trẻ em chậm khiến công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường, thu thập dấu vết, chứng cứ gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với đó, nạn nhân và người thân thường giấu kín, không tố giác; không có nhân chứng trực tiếp... Trong các phương hướng chỉ đạo nhằm góp phần ngăn chặn, hạn chế các vụ xâm hại thời gian tới, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị có quy trình điều tra, xét xử đặc biệt để tạo điều kiện cho việc điều tra, xét xử kịp thời hơn.

Cũng tham gia giải trình tại phiên họp, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí khẳng định quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị xâm hại đã hoàn thiện, đòi hỏi hiện nay là phải có sự đồng bộ trong việc thực thi pháp luật. “Như ĐBQH nói có 17 cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề này nên việc phối hợp là hết sức quan trọng. Sắp tới các cơ quan có lẽ phải cân nhắc về “nhạc trưởng” của sự phối hợp trong công tác phòng, phát hiện, xử lý vấn đề này để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”, ông Trí đề nghị. 

Về phía tòa án, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình thông tin, theo thống kê, từ 2013-2017, tòa án đã giải quyết 8.100 tội phạm liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em, bao gồm 5 tội danh khác nhau được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Trong đó, số vụ trả hồ sơ là 549 vụ, bằng 6%. Các vụ xét xử đúng người, đúng tội đạt khoảng 93%, tương đương hơn 7.600 vụ. 

Theo ông Trí, dù số vụ phải trả hồ sơ, hủy sửa không nhiều nhưng gây bức xúc trong xã hội. Để giảm số vụ trả hồ sơ, hủy sửa, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, TANDTC đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc ra thông tư yêu cầu tòa án địa phương, trong đó có các tòa án cấp huyện đủ điều kiện hình thành tòa chuyên trách về hôn nhân gia đình và vị thành niên. 

Ngoài ra, TANDTC cũng đã triển khai mô hình phòng xét xử thân thiện dành cho trẻ vị thành niên ở một số địa phương và trong năm nay sẽ triển khai trên toàn quốc. Theo mô hình này, đối với những vụ xâm hại tình dục thì có thể xử kín, người bị hại không phải ra tòa, thậm chí thẩm vấn qua micro để đảm bảo ổn định tâm lý. 

Phải tăng cường công tác quản lý đất đai

Trước đó, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, nhiều ĐB đã đề cập tới vấn đề đất đai. ĐB Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP Hồ Chí Minh) đề nghị Chính phủ rà soát lại toàn diện để trả bờ sông, bờ biển cho người dân chứ không để các nhà đầu tư chiếm đất. ĐB Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội) chỉ ra nghịch lý những vùng càng phát triển thì giá đất càng tăng, Chính phủ càng phải bỏ ra nhiều tiền để đền bù, người dân càng phát sinh khiếu kiện. 

Trả lời ĐB Nghĩa, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, vấn đề này đã được thể chế hóa nên không cần thêm quy định mà chỉ cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật; thực hiện thật tốt để đưa luật vào cuộc sống. Nhận xét câu hỏi của ĐB Hoàng Văn Cường là một câu hỏi “rất khó”, vì vấn đề này liên quan đến định giá đất đai. Theo Bộ trưởng Hà, hiện có 5 phương pháp định giá đất đai mà thế giới làm được nhưng Việt Nam rất khó làm được do đất đai của chúng ta rất biến động. “Chỉ cần chuyển từ đất trồng lúa sang quy hoạch đất phát triển bất động sản đã khác nhau lớn”, Bộ trưởng Hà nói và mong muốn các ĐBQH sẽ hỗ trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong vấn đề sửa Luật Đất đai tới đây. 

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã nêu 7 nhóm nhiệm vụ để khắc phục tình trạng trên, trong đó có hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý đất đai, quản lý không gian biển, bờ sông, đầu tư phát triển đô thị…; công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, phát triển các khu đô thị, dịch vụ để người dân biết tham gia quản lý và giám sát; kiểm tra chặt chẽ công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đầu tư xây dựng phát triển đô thị, phát triển du lịch, xây dựng các công trình nhà ở, dịch vụ theo đúng quy hoạch, kế hoạch được duyệt… 

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.