Trao giải Cuộc thi 'Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong ngành Kiểm sát nhân dân' năm 2024

Đồng chí Nguyễn Huy Tiến - Viện trưởng VKSND tối cao trao giải Nhất tặng đội thi VKSND TP Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Huy Tiến - Viện trưởng VKSND tối cao trao giải Nhất tặng đội thi VKSND TP Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong hai ngày 3 - 4/10/2024, tại Trường Đại học Duy Tân (TP Đà Nẵng), vòng Chung kết Cuộc thi “Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong ngành Kiểm sát nhân dân” năm 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Tại Lễ Bế mạc tối 4/10, lãnh đạo VKSND tối cao, đại diện Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Cuộc thi đã trao giải thưởng cho các đội đạt giải tại vòng Chung kết cuộc thi. Trong đó, đội VKSND TP Hà Nội xuất sắc đạt giải Nhất; đội VKSND tỉnh Nghệ An và VKSND tỉnh Quảng Ninh đạt giải Nhì; đội VKSND tỉnh Bắc Ninh, VKSND tỉnh Sơn La và VKS quân sự Quân khu 3 đạt giải Ba.

Trước đó, 77 đội thi đến từ các VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; VKS quân sự cấp quân khu cùng nhau đua tài, quyết tâm cao để thực hiện các nội dung thi của vòng chung khảo Cụm 1, Cụm 2, Cụm 3.

Kết quả sau vòng Chung khảo của 3 cụm thi, 12 đội thi xuất sắc (đạt từ giải Ba đến giải Nhất) đã lọt vào vòng chung kết, trong đó 01 đội thi đạt giải Khuyến khích là chủ nhà đăng cai tổ chức vòng chung kết được Viện trưởng VKSND tối cao đặc cách tham gia thi Chung kết.

12 đội thi lọt vào vòng Chung kết, bao gồm các đội thi đến từ: VKSND tỉnh Quảng Ninh, VKSND tỉnh Nghệ An, VKSND tỉnh Đồng Tháp, VKSND TP Đà Nẵng, VKSND thành phố Hà Nội, VKSND tỉnh Phú Thọ, VKSND tỉnh Sơn La, VKSND tỉnh Bắc Ninh, VKSND tỉnh Đồng Nai, VKS quân sự quân khu 3, VKS quân sự quân khu 9 và VKSND cấp cao tại Đà Nẵng. Tại vòng chung kết, các kiểm sát viên tranh tài đầy trí tuệ, tự tin và bản lĩnh.

Các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao: Nguyễn Duy Giảng, Nguyễn Quang Dũng trao giải Nhì tặng đội VKSND tỉnh Nghệ An và VKSND tỉnh Quảng Ninh.

Các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao: Nguyễn Duy Giảng, Nguyễn Quang Dũng trao giải Nhì tặng đội VKSND tỉnh Nghệ An và VKSND tỉnh Quảng Ninh.

Cuộc thi “Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong ngành Kiểm sát nhân dân” năm 2024 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; tìm kiếm, phát hiện các điển hình xuất sắc áp dụng sơ đồ tư duy trong báo cáo án; từng bước cải tiến phương pháp làm việc và tăng hiệu quả công tác kiểm sát.

Cuộc thi có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và là một phương pháp làm việc và tăng hiệu quả công tác kiểm sát trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân.

Cuộc thi đã đem lại những giá trị lớn và ý nghĩa sâu sắc; tìm ra được những Kiểm sát viên không chỉ “tinh thông pháp luật, am hiểu nghiệp vụ" mà còn có kiến thức, trình độ về công nghệ thông tin; có kỹ năng, kinh nghiệm trong xây dựng báo cáo án bằng sơ đồ tư duy, góp phần vào sự phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân; thiết thực chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia ngày 10/10/2024.

Cũng tại Lễ bế mạc Chung kết Cuộc thi, Viện trưởng VKSND tối cao đã trao tặng Kỷ niệm chương cho 12 thành viên Ban Giám khảo Cuộc thi và trao tặng Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao tặng 12 đội thi.

Theo Thể lệ cuộc thi: Đề thi là một vụ án về lĩnh vực hình sự, đã có hiệu lực pháp luật, thi hành án xong và được mã hóa. Bài dự thi là Báo cáo đề xuất giải quyết trong giai đoạn truy tố, bằng sơ đồ tư duy. Các đội thi là các kiểm sát viên phải trải qua 2 phần thi: Phần 1, xây dựng báo cáo án bằng sơ đồ tư duy và Phần 2, thuyết trình, trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo.

Cuộc thi được tổ chức thành 3 Vòng thi gồm, Vòng Sơ khảo, Vòng Chung khảo và Vòng Chung kết. Vòng Chung khảo của cuộc thi, với 77 đội thi được chia thành 3 Cụm thi và đã được tổ chức thi thành công tại các tỉnh: Phú Thọ, Quảng Nam và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đọc thêm

Đưa công tác gia đình đi vào chiều sâu, hiệu quả

Giá trị của gia đình được xác định là một trong 4 giá trị quan trọng cần được ưu tiên để xây dựng trong tình hình mới. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
(PLVN) - Thực tiễn cho thấy, một trong những mấu chốt của việc chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác gia đình nói chung, xây dựng hệ giá trị gia đình nói riêng phụ thuộc rất lớn vào vai trò người đứng đầu ở các tỉnh, thành, địa phương. Bài học kinh nghiệm chính là nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thì nơi đó phong trào xây dựng gia đình phát triển và mang lại kết quả tốt.

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.