Tranh chấp dân sự trên không gian mạng: Cần giải quyết hiệu quả các vấn đề pháp lý quốc tế

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: PV)
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Việc xác định cụ thể thẩm quyền tài phán của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trên không gian mạng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp.

Tăng giao dịch trực tuyến làm tăng các tranh chấp

Tại Hội thảo “Pháp luật và thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” (Khoa Luật Quốc tế, Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức ngày 20/01), tác giả Lê Duy Định (Học viện Tư pháp) và Bùi Lê Hiếu (Học viện Tòa án) cho biết, hiện nay, các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trên không gian mạng xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này đặt ra hàng loạt thách thức trong vấn đề xác định thẩm quyền tài phán của Tòa án khi tiến hành giải quyết các vụ việc.

Theo đó, trong bài tham luận về: “Thẩm quyền tài phán của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trên không gian mạng - kinh nghiệm của Singapore và kiến nghị cho Việt Nam”, hai tác giả nhìn nhận, đây là chủ đề khá phức tạp. Bởi theo Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Báo cáo này cũng dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020 - 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD. Sự gia tăng các giao dịch trực tuyến sẽ gia tăng các tranh chấp.

Hai tác giả cho rằng, việc xác định cụ thể thẩm quyền tài phán của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trên không gian mạng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp.

Trên cơ sở này, hai tác giả khái quát những vấn đề lý luận chung về tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trên không gian mạng, nêu quy định pháp luật Việt Nam và Singapore về thẩm quyền tài phán của Tòa án. Từ đó, tác giả Lê Duy Định và Bùi Lê Hiếu kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quy định, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài trên không gian mạng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.

Cũng tại Hội thảo, PGS.TS Trần Việt Dũng, Trưởng Khoa Luật Quốc tế, Trường ĐH Luật TP HCM cho biết, trong bối cảnh tăng cường hợp tác, tương trợ tư pháp toàn cầu và khu vực ASEAN, Việt Nam đã chủ động, tích cực nghiên cứu các cơ chế, khuôn khổ quốc tế khác nhau về tư pháp quốc tế như UNCITRAL, UNIDROIT, IDLO... và các điều ước quốc tế khác về tư pháp quốc tế.

Việt Nam cũng đã tham gia Hội nghị và một số Công ước La Hay về tư pháp quốc tế, đồng thời ký kết nhiều hiệp định tương trợ tư pháp song phương. Những nỗ lực này mang lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là trong việc tăng cường hiểu biết về tư pháp quốc tế và giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề pháp lý quốc tế trong lĩnh vực dân sự, thương mại.

Làm rõ nhiều vấn đề tranh chấp có yếu tố nước ngoài

Hội thảo “Pháp luật và thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” gồm hai phiên, nội dung xoay quanh hai chủ đề chính, đó là: “Pháp luật và thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại các quốc gia ASEAN” và “Hoạt động tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại - kinh nghiệm gia nhập các Công ước La Hay của các quốc gia trong khối ASEAN”.

Đã có nhiều bài tham luận được trình bày với các chủ đề: “Xác định thẩm quyền của toà án quốc gia Thái Lan và Indonesia trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”, “Hoạt động tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa Việt Nam và Singapore”, “Nhận xét hệ thống quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng trong xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”, “Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự theo một số điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN - Sự cần thiết gia nhập Công ước Apostille”...

Trong buổi thảo luận, nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề hợp pháp hóa lãnh sự và sự cần thiết gia nhập Công ước Apostille cũng được các diễn giả, khách mời quan tâm thảo luận vì đây là vấn đề rất thiết thực, liên quan đến các hoạt động tư vấn pháp luật về thương mại, đầu tư.

Đặc biệt, những khó khăn khi hợp pháp hóa lãnh sự cũng được nhiều thẩm phán tham dự Hội thảo chia sẻ khi giải quyết các vụ việc trên thực tế. Bên cạnh đó, việc thu thập chứng cứ và tống đạt giấy tờ, tài liệu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trên thực tế; vấn đề nội luật hóa các Công ước La Hay về Tư pháp quốc tế và hài hòa hóa pháp luật ASEAN cũng được một số khách mời kiến nghị.

Phát biểu tổng kết những vấn đề đã được thảo luận, TS Phan Hoài Nam, Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế, Trường ĐH Luật TP HCM nhìn nhận, Hội thảo có nhiều ý kiến, với nội dung đa dạng, góp phần làm rõ một số vấn đề liên quan đến pháp luật, thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và tại các quốc gia ASEAN. TS Phan Hoài Nam hy vọng, những ý kiến chuyên môn từ Hội thảo sẽ hữu ích trong việc tăng cường hợp tác, tương trợ tư pháp toàn cầu cũng như giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Đọc thêm

Cùng lắng nghe, thấu hiểu, chung tay tháo gỡ các vấn đề pháp lý

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương.
(PLVN) -Kết thúc Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương đã  nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ và sẽ cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, của Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật trung ương cũng như trong các định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật thời gian tới.

Giải quyết “điểm nghẽn” về hoàn thuế GTGT

Phiên thảo luận thứ hai của Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024.
(PLVN) - Tại Phiên thảo luận thứ hai của Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024, các chuyên gia, đại biểu đã trao đổi giải quyết một số vấn đề pháp lý liên quan đến Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) được rất nhiều doanh nghiệp, hiệp hội quan tâm. Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV điều hành Phiên thảo luận.

Tiếp tục phân cấp thẩm quyền chủ trương đầu tư với một số dự án

Tiếp tục phân cấp thẩm quyền chủ trương đầu tư với một số dự án
(PLVN) - Tại phiên thảo luận thứ nhất của Diễn đàn Kinh doanh và pháp luật năm 2024, các đại biểu cùng nhau trao đổi giải quyết một số vấn đề pháp lý về dự án đầu tư có sử dụng đất và đề xuất giải pháp tháo gỡ. Phiên thảo luận do ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của quốc hội điều hành.

Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2024: Sẽ nhận diện được đúng, trúng và giải quyết ngay các vấn đề pháp lý

Thay mặt Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kỳ vọng, qua Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2024, sẽ nhận diện được đúng và trúng các vấn đề tồn tại về pháp lý trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra được các giải pháp hữu hiệu, giải quyết ngay các vấn đề pháp lý.

Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024: Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL Trung ương, Trưởng Ban tổ chức.
(PLVN) -Hôm nay 9/10 tại Hà Nội, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương (PHPBGDPLTW) tổ chức diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”. Mục tiêu của diễn đàn là gì, Ban tổ chức kỳ vọng như thế nào vào việc tổ chức diễn đàn đó, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPLTW, Trưởng Ban tổ chức.

Kết hợp hài hoà giữa phát triển đô thị với xây dựng nông thôn

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 8/10, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Pháp luật về Quy hoạch đô thị và nông thôn - Kinh nghiệm của Đức và Việt Nam do PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Thường trực và ông Timo Rinke, Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam chủ trì.

GS.TS Trần Ngọc Đường: "Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN kiến tạo phát triển"

GS.TS Trần Ngọc Đường: "Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN kiến tạo phát triển"
(PLVN) - Theo GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Nhà nước vốn là “một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất” nhưng “là một vấn đề rất cơ bản, rất mấu chốt trong toàn bộ chính trị”. Vì thế, trong đường lối lãnh đạo của mình ở từng thời kỳ cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt coi trọng việc đề ra đường lối xây dựng và hoàn thiện Nhà nước - yếu tố trung tâm của hệ thống chính trị. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng" của ông về vấn đề này. 

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Cộng hoà Pháp

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Cộng hoà Pháp
(PLVN) -Tiếp tục chương trình tháp tùng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Pháp, vào chiều ngày 07/10/2024, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã gặp song phương Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp Pháp Didier Migaud tại Trụ sở Bộ Tư pháp Bạn.