Sẽ mở rộng địa bàn thí điểm hòa giải tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính

Ảnh VTV
Ảnh VTV
(PLO) - Đó là thông tin được Trưởng ban Nội chính TƯ Phan Đình Trạc khẳng định tại “Hội nghị tổng kết triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại TP Hải Phòng” được TANDTC tổ chức ngày 20/9 tại Hải Phòng.

Thời gian qua, các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tiếp tục có xu hướng tăng mạnh về số lượng, tính chất ngày càng phức tạp. Thẩm quyền của Tòa án được mở rộng làm cho số lượng các vụ án mà Tòa giải quyết, thụ lý tăng hơn nhiều so với năm trước trong khi số lượng biên chế chưa đáp ứng được yêu cầu so với cơ cấu tổ chức, bộ máy, thẩm quyền của Tòa án.

Đầu năm 2018, Đề án đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các vụ án dân sự, hành chính được xây dựng và triển khai thí điểm đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của hòa giải, đồng thời nghiên cứu thực trạng hòa giải, đối thoại trong giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, đề xuất những giải pháp mới nâng cao hiệu quả công tác này trong bối cảnh hiện nay. 

Hải Phòng là TP đầu tiên được thực hiện thí điểm. Theo đó, TANDTC thành lập 10 Trung tâm hòa giải, đối thoại đặt tại TAND TP Hải Phòng và 09 TAND quận, huyện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2018 và dự định sẽ tiếp tục triển khai đến tháng 1/2019 cho đến khi Quốc hội ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. 

Khẳng định kết quả thí điểm sau 6 tháng nói trên là khá ấn tượng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng, dù còn một số vướng mắc nhưng việc hòa giải đã tạo ra một cơ chế mới hữu hiệu giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện. Việc giải quyết các tranh chấp thông qua Trung tâm hòa giải có thủ tục đơn giản, linh hoạt, đồng thời hàn gắn rạn nứt giữa các đương sự.

 Về phía TP thực hiện thí điểm, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành cho biết, trước khi thí điểm thực hiện Đề án, 2 cấp Tòa án tại Hải Phòng phải đối mặt với áp lực khá lớn về số lượng các vụ tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính. Thời gian qua, phục vụ việc phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội, Hải Phòng đã thu hồi 3.773 hecta đất, tương ứng với 35.664 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó 6.648 hộ phải thu hồi hoàn toàn và bố trí tái định cư tại nơi ở mới. Với những con số trên, Bí thư Thành ủy Hải Phòng vui mừng chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện, Hải Phòng cơ bản không phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế, nhân dân đồng thuận. Từ đó, phải nói rằng sự thành công này có sự đóng góp không nhỏ của công tác thí điểm hòa giải”.

Còn Trưởng ban Nội chính TƯ Phan Đình Trạc đề nghị thời gian tới các cấp tòa án cần tiếp tục tổng kết, xác định về vị trí của Trung tâm hòa giải bởi đây là đơn vị do Tòa án quản lý, chỉ đạo chuyên môn và đặt trụ sở tại Tòa án, tuy nhiên các cán bộ không thuộc biên chế của Tòa. Đồng thời phải hoàn thiện trình tự, thủ tục hòa giải và xác định rõ hơn kỹ năng của hòa giải viên, chế độ cụ thể cho hòa giải viên.

Kết luận Hội nghị, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao sự phối hợp, nỗ lực đóng góp để triển khai Đề án của TP Hải Phòng, Ban chỉ đạo Đề án thí điểm của TANDTC, các chuyên gia quốc tế, các Thẩm phán Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ.

Chánh án TANDTC cũng đặc biệt biểu dương, hoan nghênh sự nỗ lực của các trung tâm hòa giải và các hòa giải viên đã góp phần mang lại sự thành công bước đầu cho Đề án thí điểm. Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình bày tỏ mong muốn được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan liên quan ủng hộ việc đề xuất xây dựng Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án tạo hành lang pháp lý để có bước đột phá trong hoạt động giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính. 

Tại Hội nghị, 4 tập thể và 14 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện thí điểm Đề án đã được TANDTC khen thưởng; 5 tập thể và 5 cá nhân cũng nhận được Bằng khen của UBND TP Hải Phòng. 

Kết quả, qua 6 tháng thực hiện thí điểm, các Trung tâm hòa giải, đối thoại đã nhận được 2.573 đơn khởi kiện, đã đưa ra hòa giải, đối thoại 2.399 đơn. Kết quả, có 1.827 đơn hòa giải thành công, đạt tỷ lệ 76,2%. Điều này cũng có nghĩa là 9 đơn vị cấp quận, huyện thực hiện thí điểm không phải thụ lý, giải quyết 1.827 vụ việc, thực tế giảm được số vụ án xét xử là 598 vụ so với cùng kỳ năm 2017.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.