Đúng 100 năm trước, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã bước lên con tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville. 100 năm sau ngày Người ra đi tìm đường cứu nước, bến Nhà Rồng, bến cảng nơi Người khởi hành vẫn sừng sững như một biều tượng của lòng yêu nước mà mỗi người con Việt Nam đều thành kính hướng về.
Đúng 100 năm trước, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã bước lên con tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville. 100 năm sau ngày Người ra đi tìm đường cứu nước, bến Nhà Rồng, bến cảng nơi Người khởi hành vẫn sừng sững như một biều tượng của lòng yêu nước mà mỗi người con Việt Nam đều thành kính hướng về.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Xinh - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, Bến cảng Nhà Rồng - Bảo Tàng Hồ Chí Minh có nguồn gốc lịch sử khá lâu đời. Đầu tiên đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862, đến cuối nǎm 1863 thì hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ “lưỡng long chầu nguyệt”, một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Chính kiến trúc độc đáo này đã gắn cho công trình cái tên Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến cảng Nhà Rồng quen thuộc đến ngày nay.
Bến cảng Nhà Rồng
Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài. Trong những nǎm đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng ngôi nhà làm trụ sở của cơ quan tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Nǎm 1975, sau khi đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của Cảng Sài Gòn thuộc Cục Đường biển Việt Nam quản lý.
Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã lên con tàu buôn Pháp ra hải ngoại tìm con đường cứu nước. Chuyến đi ấy đã đánh dấu bước chuyển mình của một tư tưởng lớn, sự ra đời của một nhà cách mạng vĩ đại, đưa cả một dân tộc ra khỏi xiềng gông nô lệ. 100 năm sau cuộc ra đi ấy, thành phố Sài Gòn- Gia Định năm xưa, nay đã là TP.Hồ Chí Minh khang trang, tươi đẹp. Từ Cảng Nhà Rồng phóng tầm mắt ra xung quanh, sẽ thấy một thành phố hiện đại, căng tràn nhựa sống, đầy năng động. Và đó cũng là một thành phố luôn vẹn nguyên một tấm lòng biết ơn và thành kính dâng Người.
Tiến sĩ Hoa Xinh cũng chia sẻ, với bà, niềm vui lớn nhất khi làm công việc của mình tại Bảo tàng là hàng ngày được thấy từng dòng người, du khách trong và ngoài nước vẫn đến, tìm hiểu về cuộc đời, hành trình của Bác, đầy thành kính và ngưỡng vọng. 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan. Hiện nay, mỗi năm Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh đón tiếp hàng chục ngàn lượt khách, năm sau tăng hơn năm trước.
Tấm lòng biết ơn dâng Người còn được lưu trong quyển lưu bút ở nơi ra vào phòng trưng bày của Bảo tàng. Đó là những dòng chữ của người già, trẻ em, người Việt hay Âu, Á... Có những em học sinh đã viết thế này: “Bác ơi, chúng cháu biết ơn Bác vô cùng, tuy chúng cháu sinh sau chưa bao giờ được gặp Bác, nhưng trong lòng chúng cháu luôn nhớ về Bác Hồ kính yêu”. Cũng có sinh viên đã viết: “Hôm nay 7/2/2009, lần đầu được đến Bảo tàng Hồ Chí Minh, càng hiều hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, mình càng cảm thấy dâng lên trong lòng niềm xúc động và kính trọng vô cùng”. Một du khách người Mỹ, W.Henrry để lại dòng xúc cảm đầy ngắn gọn, nhưng đã bao quát cả một niềm thành kính mà quốc tế nghĩ về người: “Hồ Chí Minh, một con người yêu nước vĩ đại!”.
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.
(PLVN) - Ban Chỉ đạo Chính phủ yêu cầu bộ ngành, địa phương giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức để giảm biên chế theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, đóng góp quý báu từ nguyên lãnh đạo, các trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ - những người luôn là nguồn cảm hứng, động lực và sức mạnh tinh thần to lớn trên con đường phát triển của đất nước.
(PLVN) - Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.
(PLVN) - Cùng với quà Tết tặng các đối tượng chính sách theo mức Chủ tịch nước ban hành, Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định xuất cấp 7.500 tấn gạo hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt... Tổng mức chi bảo đảm an sinh xã hội dịp Tết ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng.
(PLVN) - Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLVN) - Sáng 7/1/2025, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự, chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ lực lượng Công an nhân dân (CAND) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025 của Cục Tổ chức cán bộ.
(PLVN) - Chiều 7/1, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên VKSNDTC.
(PLVN) - Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, chiều 7/1, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên.
Ngày 7/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội, trong đó có nhiều nội dung quan trọng.
(PLVN) - Sáng 7/01, tiếp tục Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Theo đó, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Ngày 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2 sắp tới.
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ yêu cầu trên khi dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành, diễn ra ngày 6/1.
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện.