Trả lễ hội phồn thực về đúng ý nghĩa

Tái hiện nghi lễ phồn thực trong Lễ hội Trò Trám ở Phú Thọ.
Tái hiện nghi lễ phồn thực trong Lễ hội Trò Trám ở Phú Thọ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày xuân, một số nơi tổ chức lễ hội phồn thực, thờ sinh thực khí theo tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ. Lễ hội này là nơi gửi gắm ước vọng của những người dân làng về sự sản sinh, sinh sôi, dồi dào. Tuy nhiên, gần đây, lễ hội thiêng này đã bị một số người làm hoen ố, dung tục hóa.

Những lễ hội phồn thực ngàn năm tuổi

Đêm 11, rạng sáng 12 âm lịch hàng năm, tại miếu Đụ Đị (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) diễn ra màn Lễ Mật “tế nhị” là một nghi lễ cổ xưa, còn lưu giữ duy nhất ở vùng đất Tổ. Lễ hội này có tên “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là Lễ hội “Trò Trám”.

Giữa đêm, chủ tế tiến hành làm lễ rồi mang hai “vật linh” thờ trong miếu ra thực hiện nghi thức gọi là “linh tinh tình phộc”. “Vật linh” là sinh thực khí gồm Nõ (tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam) và Nường (tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ). Một cặp vợ chồng, hoặc đôi trai gái tại làng sẽ thực hiện nghi lễ Lễ Mật với hai “vật linh” này.

Người nam sẽ cầm chiếc Nõ đâm vào Nường do người nữ mang trên tay. Nghi thức diễn đi diễn lại 3 lần. Nếu cả 3 lần Nõ đâm trúng Nường, thì có nghĩa là Lễ Mật thành công, cả năm dân làng sẽ gặp may mắn, làm ăn thuận buồm xuôi gió, được mùa.

Lễ hội “Ná Nhèm” (tiếng Tày là "bôi nhọ mặt") là lễ hội truyền thống đặc sắc của người Tày ở khu vực cửa đình Làng Mỏ (xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) được tổ chức vào tháng Giêng. Trong lễ hội, 6 trai làng cao to, khoẻ mạnh được giao nhiệm vụ khiêng “tàng thinh” - tượng trưng cho linh vật của người đàn ông.

Lễ hội “Ông Đùng - bà Đà” diễn ra vào ngày 14/4 âm lịch hàng năm tại đền thờ Bà chúa Muối thuộc làng Quang Lang (xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Trong lễ hội các hình nộm mang cả dáng dấp ông Đùng và bà Đà. Khi múa lúc nghiêng ngả, quay sang phải, sang trái, cho ông bà có cơ hội bày tỏ tình cảm vui mừng với nhau.

Các vai ông Đùng, bà Đà phải phối hợp sao cho những lần giáp mặt, thân chập vào nhau. Người Quang Lang giải thích đó là lúc ông bà đang “ăn nằm” với nhau. Sau đó, đoàn múa ra khỏi Đền và đi quanh làng, các Đùng con quấn quýt xung quanh Đùng bố mẹ.

Hành động phản cảm trong lễ hội thiêng

Tại lễ hội phồn thực có nghi lễ luôn được cộng đồng, làng xã bảo vệ rất nghiêm ngặt được gọi là Lễ Mật. Lễ Mật được tổ chức tại đình hoặc miếu, càng ít người trong đó càng đảm bảo tính linh thiêng của nghi lễ. Đặc biệt, nghi lễ “tế nhị” được diễn ra trong đêm tối, hiếm người được tham dự, không cho phép người tham dự được chụp ảnh hay ánh sáng chiếu vào. Đây là một điều cấm kỵ. Nhưng, đáng buồn, có những lễ hội, Ban Tổ chức muốn thể hiện Lễ Mật của mình ra cho người ngoài để “câu khách”.

Tại Lễ Mật năm 2019, một cán bộ ngành văn hóa đã livestream trong buổi lễ này trên tài khoản facebook của mình. Việc livestream này kéo dài khoảng 20 phút. Dù đoạn livestream này sau đó đã bị gỡ bỏ, song nó vẫn là biểu hiện của việc thiếu ý thức trong chính cán bộ ngành văn hóa, gây bất bình trong cộng đồng.

Một số người dân và du khách khi xem Lễ Mật đã thoải mái quay phim, chụp ảnh, cười nói, chỉ chỏ, bình luận cợt nhả. Những hành động như vậy làm cho tính thiêng bị triệt tiêu. Tính thiêng là hạt nhân quan trọng, là yếu tố tạo sự hấp dẫn, độc đáo của lễ hội truyền thống. Khi tính thiêng bị triệt tiêu thì ý nghĩa lễ hội cũng mất.

Tại lễ hội Ná Nhèm, 50 năm trở về trước, tàng thinh được tượng trưng bằng hình que bằng cổ chân. Nhưng rồi, càng ngày tàng thinh lại càng “rõ nét” và “khủng” hơn như để thỏa mãn hiếu kỳ của khách thập phương. Tàng thinh tại Ná Nhèm được làm bằng gỗ nặng khoảng 60kg, dài đến 1,3m nặng gần 30kg với màu sơn hồng gây phản ứng trong dư luận.

Cách đây vài năm, một phụ nữ đã có hành vi phản cảm khi chụp ảnh cùng tàng thinh ngay tại lễ hội khiến nhiều người sửng sốt.

Lễ hội “Ná Nhèm” vừa qua lại tiếp tục có một số phụ nữ chụp ảnh cùng sinh thực khí nam với biểu cảm dung tục, không thể hiện đúng theo tinh thần của lễ hội. Những hình ảnh này sau khi được chia sẻ trên mạng đã nhận được nhiều phản ứng của dư luận, trong đó đa số lên án hành động phản cảm của một số du khách.

“Đừng nên biến những lễ hội phồn thực thiêng liêng hàng ngàn, hàng trăm năm tuổi thành một “món hàng câu khách, như phim người lớn”, ông Lê Quang Thắng - Viện Hàn lâm Việt Nam đã nhấn mạnh khi chia sẻ với truyền thông.

Theo TS. Đặng Vũ Cảnh Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên: “Từ xưa cha ông ta tạo ra những biểu tượng tinh tế, mang đầy đủ ý nghĩa. Nhưng gần đây những hình ảnh rước sinh thực khí tràn lan trên mạng gần đây khó chấp nhận. Tôi cho rằng có yếu tố phản cảm trong đó, vì thế gây nên rất nhiều ý kiến trái chiều. Một bộ phận công chúng, cư dân mạng đã nhìn nhận, đánh giá sai về lễ hội, ý nghĩa lễ hội mà ông cha muốn truyền tải. Vì thế, việc thực hành các nghi thức lễ hội truyền thống phải hết sức cẩn trọng, đặc biệt trong những lễ hội phồn thực”.

Đọc thêm

Nhiều giá trị văn hóa Huế được bảo tồn, nâng tầm

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhằm khảo sát, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và các NQ, chỉ thị, kết luận, văn bản của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ tại địa bàn tỉnh.

Đức Phúc, Min, Trọng Tấn sẽ khuấy động quảng trường biển Sầm Sơn tại khai mạc Lễ hội du lịch biển cuối tuần này

Các nghệ sỹ tham gia đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024.
(PLVN) -  Tối 27/4, đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024 sẽ diễn ra tại sân khấu Quảng trường biển TP Sầm Sơn. Đêm nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Đức Phúc, Trọng Tấn, Min, Dương Hoàng Yến, nhóm OPlus… cùng màn trình diễn pháo hoa đặc sắc mở đầu cho mùa du lịch hè đầy sôi động.

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill
(PLVN) - Trong thời đại 4.0, những chuyến đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm đến, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên
Trong 2 ngày 24, 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Đoàn Famtrip gồm các thành viên đại diện cho hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch 3 miền Bắc - Trung - Nam, các cơ quan thông tấn báo chí... với mục đích phát triển du lịch địa phương.  Chuyến Famtrip đã khiến các thành viên trong đoàn được trải qua những cung bậc cảm xúc kỳ diệu.

Nữ HLV gặt hái nhiều thành công nhờ tình yêu cầu mây mãnh liệt

HLV Trần Thị Thu Hoài là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023
(PLVN) - Huấn luyện viên Bộ môn Cầu mây, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội Trần Thị Thu Hoài đạt Huy chương Vàng Vô địch thế giới năm 2013, 2016, 2022 cùng nhiều Huy chương tại các giải ASIAD, Vô địch châu Á… Gần đây nhất, Thu Hoài được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

'Con đường văn sĩ'- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

“Con đường văn sĩ”- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (ảnh Bảo Châu)
(PLVN) - Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật kí là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật kí được viết trong suốt những năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám1945 là những trang tư liệu chân thực về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội và nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.