Trả hồ sơ vụ gia đình 3 cựu cảnh sát giao thông bị lừa

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Do luật sư xuất trình ghi âm thể hiện bị cáo Nam đã đưa tiền cho một số lãnh đạo công an, tòa đã trả hồ sơ vụ gia đình 3 cựu cảnh sát giao thông bị lừa.
Ngày 29/6, TAND TP Hà Nội đưa 2 cựu cán bộ công an ở Hà Nội là Nguyễn Thị Thanh Thủy (SN 1983, cựu cán bộ Công an huyện Đan Phượng) và Phạm Hoài Nam (SN 1978, cựu Công an quận Cầu Giấy) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo buộc, chiều 7/5/2015, tổ công tác Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an quận Đống Đa kiểm tra hành chính quán karaoke ở phố Đặng Văn Ngữ, đưa 6 người không giấy tờ tùy thân về công an quận giải quyết. Trong đó có 3 người là cán bộ đội 2, phòng CSGT, Công an Hà Nội là Nguyễn Minh Anh, Vũ Anh Duy và Nguyễn Thái Bình.
Công an quận Đống Đa cho thử test ma túy đối với 6 người, kết quả xác định âm tính. Do không phát hiện vi phạm nên công an quận đã liên hệ với Ban chỉ huy Đội CSGT số 2 đến nhận bàn giao đối với 3 cán bộ trên của đội về quản lý.
Do sợ bị xử lý kỷ luật, bỏ vị trí công tác, Nguyễn Minh Anh đã nhờ người quen tìm người giúp để không bị xử lý kỷ luật. Người quen trên đã trao đổi, nhờ Nguyễn Thị Thanh Thủy (khi đó đang là điều tra viên Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và ma túy, Công an huyện Đan Phượng) giúp Minh Anh, Duy và Bình.
Thủy nhận lời, sau đó nhờ Phạm Hoài Nam (thời đểm này đang là Phó đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về ma túy, Công an quận Cầu Giấy) xin Ban giám đốc và lãnh đạo Công an Hà Nội cho Nguyễn Minh Anh,Vũ Anh Duy và Nguyễn Thái Bình không bị xử lý.
Sau đó, 3 cán bộ công an đội 2 cùng người thân đã đến gặp Thủy tại nhà bố đẻ Thủy ở huyện Hoài Đức (Hà Nội). Thủy yêu cầu gia đình 3 người về chuẩn bị tiền để đưa cho Thủy đi xử lý công việc. 
Tối 12/5/2015, Duy, Bình, Minh Anh và người thân mang 560 triệu đồng đến nhà Thủy. Nhận tiền, Thủy không viết giấy tờ biên nhận. Ngoài lần trên, những cá nhân trên còn nhiều lần đưa tiền cho Thủy từ 10 – 100 triệu đồng theo yêu cầu của Thủy.
Đầu tháng 6/2015, nhóm người trên đến gặp Thủy để hỏi về việc đã nhờ. Thủy nói đã lo được cho 3 người không bị kỷ luật. Đến giữa 6/2015, Thủy báo đã lo xong việc, yêu cầu họ chuẩn bị 30.000 USD (tương đương hơn 654 triệu đồng) để đưa cho Thủy đi cám ơn các lãnh đạo Công an. Nhận tiền xong, Thủy gọi điện cho Phạm Hoài Nam hẹn gặp và đưa 30.000 USD.
Khoảng 4 tháng sau khi đưa tiền cho Thủy, 3 cựu cán bộ công an đội 2 mới biết mình bị lừa. Bởi ngày 8/10/2015, Công an Hà Nội ra quyết định điều động cán bộ đối với Minh Anh, Duy và Bình từ Phòng CSGT đến công tác tại Phòng Cảnh sát bảo vệ, Công an Hà Nội. Bị điều chuyển công tác, 3 người trên đã gửi đơn đến Công an Hà Nội tố giác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Thủy và Nam.
Cơ quan chức năng xác định đủ cơ sở kết luận Thủy đã có hành vi gian dối, đưa ra những cam kết, hứa hẹn để nhận 690 triệu đồng và 30.000 USD để lo giúp 3 người không bị xử lý kỷ luật và không bị chuyển công tác. Thủy đã đưa cho Nam 30.000 USD và 30 triệu đồng, số còn lại Thủy dùng vào mục đích cá nhân.
Tại tòa, luật sư xuất trình băng ghi âm trong đó thể hiện bị cáo Nam đã đưa tiền cho một số lãnh đạo công an. Do đó, Tòa trả hồ sơ để làm rõ ghi âm này.
Trước đó, trong phần thẩm vấn, nữ bị cáo Thủy đã bật khóc, nói rằng bản thân bị oan./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dời ngày xét xử cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường nhận hối lộ

Ông Trần Hùng.
(PLVN) - Theo dự kiến ngày 31/5, TAND TP Hà Nội sẽ đưa bị cáo Trần Hùng (cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Tổ trưởng tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường) và 35 bị can khác ra xét xử. Tuy nhiên, trước khi phiên xử dự kiến diễn ra, TAND TP Hà Nội đã quyết định hoãn phiên xử. Vụ án được rời sang ngày 30/6.

Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát…

 Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Câu này thật đúng với 6 bị cáo trong vụ án anh Nguyễn Văn Được bị sát hại tại nhà ga ở Nhật Bản. 6 bị cáo đã cùng những người khác đánh đập dã man người đồng hương của mình ở xứ người, sau đó bỏ trốn về nước. Tuy nhiên, họ có chạy “đằng trời” cũng không thoát tội.

Thừa Thiên Huế: Cảnh báo từ vụ án có 9/11 bị cáo chưa thành niên

TAND TP Huế xử vụ án “Cố ý gây thương tích” với 11 bị cáo, trong đó có 9 bị cáo là người chưa thành niên.
(PLVN) -  Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra một số vụ “Cố ý gây thương tích” mà thủ phạm là những thanh, thiếu niên. Điều đó đã đặt ra mối lo ngại về hiện tượng một số người trẻ bỗng dưng trở thành tội phạm chỉ vì mâu thuẫn không đáng có.

Vụ cô giáo Lê Thị Dung: VKSND tỉnh Nghệ An kháng nghị, đề nghị hủy Bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại

Phiên toà sơ thẩm xét xử cô giáo Lê Thị Dung.
(PLVN) - Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Nghệ An vừa có kháng nghị phúc thẩm vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với bị cáo Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An theo hướng hủy Bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

Án tử hình cho kẻ buôn 6 bánh heroin tại Lạng Sơn

Bị cáo Triệu Thế Văn tại phiên xét xử lưu động (Ảnh: Xuân Hiếu)
(PLVN) -  Chiều ngày 24/5, TAND tỉnh Lạng Sơn đã xét xử lưu động vụ án hình sự về tội "Mua bán trái phép chất ma túy" đối với bị cáo Lưu Thế Văn, sinh năm 1977, thường trú tại thôn Lũng Cùng, xã Hoàng Việt (nay là Khu 6, thị trấn Na Sầm) huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Vướng lao lý vẫn lừa đảo

 Bị cáo Nguyệt tại tòa.
(PLVN) -  Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác, Nguyệt bị nạn nhân tố cáo với cơ quan công an. Đáng nói, trong quá trình bị tạm giam về hành vi trên, Nguyệt vẫn “khoe” quan hệ, lừa chạy “tại ngoại”, chiếm đoạt tiền của bạn cùng buồng.